"Quà Giáng sinh" gửi Mỹ và toan tính của Triều Tiên
Người Nga có tuyệt vọng về tàu sân bay? / Nga tính chế tạo "chim sắt" ném bom không người lái thế hệ 6
Chính sách cứng rắn hơn
Một nguồn thạo tin cho biết với CNN rằng, Triều Tiên đang lên kế hoạch áp dụng một chính sách cứng rắn với Mỹ, trong đó có việc loại vấn đề giải trừ hạt nhân khỏi bàn đàm phán trong bối cảnh tương lai chính trị của Tổng thống Mỹ Donald Trump trở nên khó đoán định.
Nguồn tin nói rằng, chính sách mới này có vẻ như là cái mà Triều Tiên hồi đầu tháng này gọi là “quà Giáng sinh” dành cho Mỹ. Chính sách đó được cho là bao gồm việc chấm dứt đàm phán với Washington, khẳng định vị thế một quốc gia hạt nhân của Triều Tiên.
Triều Tiên cũng sẽ không theo đuổi triển vọng được dỡ bỏ trừng phạt để coi đó là phương thức đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. Thay vào đó, Bình Nhưỡng sẽ tăng cường theo đuổi lý tưởng tự lực hay còn gọi là chính sách Juche.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un năm 2018 thông báo, Triều Tiên đã hoàn thành nhiệm vụ phát triển vũ khí hạt nhân và tuyên bố tập trung hoàn toàn cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân.
Hiện chưa rõ Tổng thống Trump và chính quyền của ông sẽ phản ứng như thế nào với quyết định này của Triều Tiên sau khi các hội nghị thượng đỉnh cấp cao, các đàm phán cấp chuyên viên giữa hai bên đến nay chưa mang lại nhiều tiến triển trong vấn đề giải trừ hạt nhân.
Nguồn thạo tin cho biết, chính quyền của ông Kim Jong-un có thể sẽ thực hiện chính sách “chờ xem tình hình”. Điều này là bởi tương lai chính trị của ông Trump trở nên bất định sau khi ông bị luận tội trong khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 đang tới gần.
Các nhà phân tích cho rằng, Triều Tiên lo ngại nếu họ tiến tới một thỏa thuận với chính quyền của ông Trump, sau đó ông Trump thất bại trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2020, người kế nhiệm ông có thể không công nhận thỏa thuận với Bình Nhưỡng. Điều này đã từng xảy ra với các thỏa thuận giữa Triều Tiên và Mỹ trước đó và cũng tương tự việc ông Trump rút khỏi các thỏa thuận quốc tế mà Mỹ đã ký kết từ chính quyền tiền nhiệm. Ngược lại, nếu ông Trump đắc cử nhiệm kỳ hai, Triều Tiên có thể sẵn sàng hợp tác hơn.
Nguồn tin cũng cho biết, Triều Tiên dường như sẽ không chấp nhận đưa vấn đề giải trừ hạt nhân lên bàn đàm phán lúc này.
Triều Tiên ít có khả năng thử tên lửa đạn đạo
Các chuyên gia và nhà phân tích cho rằng, “quà Giáng sinh” trong cảnh báo của Triều Tiên có thể đề cập đến một vụ thử tên lửa hoặc phóng vệ tinh để thu hút sự chú ý của Mỹ và các cường quốc khác. Các ảnh chụp vệ tinh thương mại gần đây cho thấy một số hoạt động khả nghi tại bãi phóng vệ tinh Sohae và một bãi thử khác của Triều Tiên có liên quan đến chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, ít có khả năng Triều Tiên sẽ thực hiện một vụ thử như phóng tên lửa liên lục địa hay thử vũ khí hạt nhân bởi các hành động này sẽ bị hai đối tác thương mại quan trọng của Bình Nhưỡng - Nga và Trung Quốc - coi là khiêu khích.
Theo các nhà phân tích, trong khi Nga và Trung Quốc muốn Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, ưu tiên số một của họ là ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Trước kia, Moscow và Bắc Kinh từng sẵn sàng trừng phạt Triều Tiên vì chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của nước này. Họ cũng ủng hộ các lệnh trừng phạt quốc tế với Bình Nhưỡng năm 2017 sau các vụ thử tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Hơn nữa, nguồn tin cho biết, các vụ thử động cơ tên lửa gần đây của Triều Tiên tại bãi thử Sohae giúp các nhà khoa học Triều Tiên “có được kiến thức quý giá”, song chưa vượt qua lằn ranh đỏ có thể ảnh hưởng đến quan hệ với Nga và Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này