Quốc tế

'Robot sát thủ nguy hiểm hơn vũ khí hạt nhân'

Nhận định được chuyên gia quân sự hàng đầu của Pháp, Jean-Christophe Boni cho biết khi nói về hiểm họa của vũ khí có khả năng hoàn toàn tự động.

Mỹ huấn luyện với F-35 chịu rét -40 độ C / Mỹ phát triển phương tiện không người lái giống Nga

Tờ The Independent tham chiếu bản báo cáo của Tổ chức theo dõi nhân quyền cho biết, ngày càng có nhiều quốc gia nhận ra cần phải bảo vệ nhân loại khỏi các loại vũ khí hoàn toàn tự động thường được gọi với cái tên robot sát thủ.

Hiện có tổng cộng 30 quốc gia muốn xây dựng hiệp ước quốc tế yêu cầu duy trì sự kiểm soát của con người đối với những hệ thống vũ khí tự động có ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

'Robot sat thu nguy hiem hon vu khi hat nhan'
Vũ khí hoàn toàn tự động đang khiến con người đối mặt với hiểm họa mới.

Trong khi đó một số ít cường quốc quân sự hàng đầu hiện nay là Mỹ và Nga lại thờ ơ với vấn đề này. Anh là 1 trongsố nhữngquốc gia dù không kêu gọi cấm loại vũ khí nêu trên nhưng yêu câu sự kiểm soát của con người phải luôn được duy trì.

Nói về sự nguy hiểm của robot sát thủ, chuyên gia Jean-Christophe Boni cho rằng, việc các cường quốc đang chạy đua phát triển AI cho robot chiến đấu khiến con người phải đối mặt với hiểm họa mới.

Mới đây nhất, Tập đoàn Kalashnikov của Nga - nhà sản xuất huyền thoại AK-47 đã trình làng loạt vũ khí mới, mà ở một mức độ nào đó có thể được coi là sản phẩm tương tự như chiến binh Terminator có trí thông minh nhân tạo.

Đó là bản nâng cấp các chiến binh robot hoạt động trên cơ sở mạng lưới nơron thần kinh, có khả năng học và tự tiêu diệt các mục tiêu.

Kalashnikov từ lâu đã thử nghiệm với các robot, và có vẻ như các nhà sản xuất thiết bị quân sự của Nga đã đi trước Lầu Năm Góc trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trên chiến trường, chuyên gia Pháp viết.

 

"Ngay từ năm 1995, Nelson Mandela đã viết rằng vũ khí nguy hiểm nhất của thế kỷ 21 sẽ được hình thành, để thay thế vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác của thế kỷ trước đó.

Theo tôi, đó sẽ là hệ thống trí tuệ nhân tạo, dành cho công việc của nó, trái ngược với bom nguyên tử, sẽ không cần đến uranium, không cần các nhà máy chế biến và những thứ khó kiếm khác, mà chỉ cần silic và điện", Jean-Christophe Boni tuyên bố.

Ông này cho biết thêm, bản thân thực tế ảo hoặc phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo là không thể theo dõi. Chính vì vậy, sự xuất hiện của những siêu vũ khí với trí thông minh nhân tạo sẽ cực kỳ phức tạp và chắc chắn không thể đoán trước.

Jean-Christophe Boni cho rằng, nếu một số cường quốc đang phát triển, chúng ta đơn giản là sẽ không thể kiểm tra hành động của chúng và khống chế loại vũ khí này một khi nó được ứng dụng.

"Việccon người có thể mất kiểm soátkhiến vũ khí tự động bị coi là hiểm họa mới nguy hiểm hơn cả hạt nhân mà nhân loại phải đối mặt", chuyên gia Pháp nhấn mạnh.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm