Quốc tế

“Siêu xe tăng” T-95 của Nga là “nỗi khiếp sợ” đối với NATO

Tạp chí Mỹ National Interest nhận định, xe tăng chiến đấu chủ lực T-95 của Nga được bắt đầu phát triển từ trước khi Liên Xô tan rã, là “giấc mơ của lính tăng” và cũng sẽ là “nỗi khiếp sự” đối với NATO một khi được trang bị cho quân đội.

Quân đội Quốc gia Libya gây thiệt hại nặng cho lực lượng vũ trang thân Thổ Nhĩ Kỳ / Bị chiến đấu cơ Israel "giễu cợt", trận địa tên lửa S-300 của Syria vẫn "lặng im"

Được biết, siêu tăng T-95 là một dự án tuyệt mật của Nga, mặc dù nó chưa được công bố cũng như đi vào sản xuất, tuy nhiên những thông tin xung quanh mẫu siêu xe tăng này vẫn luôn có sức hút nhất định với những người thích tìm hiểu công nghệ quân sự. Mới đây, những thông tin tuyệt mật về dự án siêu tăng T-95 mới được tiết lộ, cũng như những lí do khiến dự án này mãi mãi vẫn chỉ nằm trên bàn giấy.

Một mẫu xe tăng của Nga khai hỏa. Ảnh: RIA.

Theo tác giả bài viết, T-95 của Nga có tính cơ động cao, lớp thép tốt và hỏa lực mạnh. Đồng thời, xe tăng trang bị pháo cỡ nòng 152 mm hơn hẳn bất kỳ loại vũ khí nào tương tự. Những thông số của khẩu pháo này rất ấn tượng: Tốc độ đạn đầu nòng đạt gần 2.000 m/giây. Trong khi đó phần lớn các loại xe tăng của phương Tây được trang bị pháo 120 mm Rheinmetall của Đức.

Theo đó, nhờ pháo 152 mm, siêu xe tăng T-95 sẽ có tầm bắn xa hơn và có khả năng sử dụng tất cả các loại đạn pháo thông thường. Theo ấn phẩm này, xe tăng được cho là lắp động cơ diesel đời cũ hơn loại hiện được sử dụng cho xe tăng T-14 Armata.

Đối với vũ khí phụ, trên đa số các mẫu xe tăng, người Nga thường lắp đặt các khẩu súng máy cỡ nòng 7,62 hoặc 12,7mm với vai trò vũ khí bổ trợ, tuy nhiên trên T-95 với vai trò vũ khí phụ, các kỹ sư Liên Xô quyết định lắp đặt pháo 33mm 2A42.

Mặc dù không có thông tin về giáp trụ của xe, nhưng rất có thể tăng T-95 được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động, cũng như tổ hợp tự vệ cơ động, ấn phẩm cho biết.

Ngoài ra, tác giả bài viết cho biết thêm, thực tế là xe tăng vẫn đang trong quá trình thiết kế, song một số tính năng cấu tạo, bao gồm động cơ hạng nặng và tháp pháo có góc độ cao, đã được tính đến trong phương án cuối cùng khi chế tạo xe tăng T-14 Armata.

 

“Nếu siêu xe tăng T-95 được đưa vào sản xuất đại trà thì loại xe tăng này sẽ là một đối thủ đáng gờm”, tác giả nhấn mạnh.

Theo các tài liệu, vào cuối Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã phát triển một nguyên mẫu siêu tăng, hiện vẫn còn đang hoạt động, đó là T-95 (“Obyekt 195”), được sản xuất cho đến năm 2010 và nhường chỗ cho việc tạo ra T-14 Armata.

T-95 thuộc lớp xe tăng Class 50, tức là khối lượng T-95 không quá 50 tấn. Động cơ của xe tăng có công suất từ 1500 - 1800 mã lực, hệ thống bánh xe, xích, trục lăn được thiết kế tương ứng với công suất để đảm bảo vận hành chiến thuật tốt. Một “ứng cử viên” sáng giá là động cơ tua-bin khí CTD-1250 công suất lớn và đảm bảo vận hành ổn định ở mọi địa hình. Tốc độ của T-95 dự đoán lên đến 75 km/h trên đường nhựa và 48 km/h trên đường gồ ghề.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm