"So găng" T-90 Việt Nam và Leopard 2 Singapore: Ai nhanh hơn, mạnh hơn, ít tốn nhiên liệu hơn??
T-90S/SK của Việt Nam và Leopard 2 SG do Singapore sở hữu hiện được coi là hai loại xe tăng chủ lực hiện đại nhất Đông Nam Á. Bản thân hai loại xe tăng này cũng có nhiều điểm hơn kém nhau đôi chút về các tính năng và hiệu quả chiến đấu.
Ưu, nhược điểm của hệ thống nạp đạn tự động trên xe tăng T-90 Việt Nam / Việt Nam sẽ mua thêm số lượng lớn T-90 và "xe tăng bay" Mi-35 từ Nga
Đầu tiên là về giá cả, phiên bản xe tăng T-90 được cho là có giá trung bình vào khoảng 4 tới 4,5 triệu USD cho mỗi chiếc. Trong khi đó giá của một chiếc Leopard 2 phiên bản 2A4 vào khoảng 6 triệu USD, các phiên bản khác có thể đắt gấp đôi.
Về tiêu thụ nhiên liệu, xe tăng chủ lực T-90 đã chiến thắng hoàn toàn khi chỉ tốn khoảng 2,9 lít nhiên liệu cho mỗi kilomets di chuyển trong khi đó với Leopard 2 là 3,75 lít/km. Việc tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn sẽ đặt gánh nặng hơn cho hệ thống hậu cần khi tác chiến ở quy mô lớn. Nguồn ảnh: Forces.
Bên cạnh việc tốn xăng hơn, Leopard 2 cũng sẽ có hành trình ngắn hơn khi chỉ di chuyển được 400 km (trên đường bằng phẳng) trước khi cạn bình nhiên liệu. Trong khi đó, con số này của T-90 sẽ là 550 km.
Một trong những vấn đề khiến Leopard 2 tiêu tốn nhiên liệu hơn hẳn so với T-90 đó là do nó có động cơ công suất lớn, lên tới gần 1500 mã lực. Trong khi đó T-90 chỉ sử dụng các phiên bản động cơ 840 mã lực hoặc tối đa 1130 mã lực. Nguồn ảnh: Forces.
Sở dĩ chỉ cần động cơ công suất thấp hơn hẳn là do T-90 có cân nặng "nhẹ nhàng" hơn nhiều so với Leopard 2. Cụ thể, trong khi Leopard 2 nặng tới 68,7 tấn thì T-90 chỉ nặng có 53 tấn.
Về hoả lực phụ, T-90 cũng áp đảo hoàn toàn khi có một súng máy đồng trục cỡ 7,62mm và một súng phòng không cỡ 12,7mm trên nóc xe tăng. Trong khi đó, cả hai khẩu súng máy tương tự của Leopard 2 đều chỉ cùng cỡ 7,62mm. Nguồn ảnh: Forces.
Khẩu pháo chính của T-90 có cỡ nòng 125mm với cơ số đạn dự trữ là 43 viên. Trong khi đó không hiểu tại sau, khẩu pháo chính của Leopard 2 dù chỉ sử dụng cỡ đạn 120mm nhưng lại mang theo được chỉ 42 viên dự trữ.
Về khả năng bọc thép, xe tăng Leopard 2 được bọc thép dày 1500 mm (quy đổi) ở mọi vị trí trên xe. Trong khi đó với T-90, con số này giao động từ 1150 cho tới 1550mm. Nguồn ảnh: Forces.
Khẩu pháo của T-90 có khả năng xuyên tốn hơn đôi chút khi nó xuyên được 600mm thép cán đồng nhất ở khoảng cách 2000 mét, trong khi đó với xe tăng Leopard, ở cùng khoảng cách khai hoả chỉ xuyên được 560mm thép cán đồng nhất.
Như vậy, có thể thấy xe tăng Leopard 2 của Singapore và T-90 mà Việt Nam đang sử dụng là ngang bằng nhau khi xét tổng thể. Khi đi vào chi tiết, xe tăng T-90 nhỉn hơn ở khả năng hành quân dã chiến trong khi đó Leopard 2 lại có giáp toàn thân đồng đều hơn hẳn. Nguồn ảnh: Forces.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo