Quốc tế

5 chiến hạm nội địa tốt nhất khu vực Đông Nam Á

DNVN - Thời gian gần đây các quốc gia ASEAN đã đầu tư rất mạnh cho hải quân, họ tự chế tạo trong nước nhiều lớp tàu hộ vệ tên lửa hiện đại dựa trên công nghệ và kỹ thuật được chuyển giao.

Buk-M1 hay SPYDER-SR Gruzia đã bắn hạ Tu-22M3 Nga trong cuộc chiến 2008? / Xe chống tăng - phòng không đa năng Nga - Mỹ: Ai mạnh hơn?

Dưới đây là 5 lớptàu hộ vệ tên lửahiện đại được chế tạo ngay tại khu vực Đông Nam Á.

1. Formidable, Singapore

Chiến hạm RSS Steadfast số hiệu 70 của Hải quân Singapore. Ảnh: Defence Blog.

Chiến hạm RSS Steadfast số hiệu 70 của Hải quân Singapore. Ảnh: Defence Blog.

Formidable là biến thể sửa đổi dựa trên khinh hạm 3.000 tấn lớp La Fayette của Pháp, chiếc đầu tiên được Tập đoàn DCNS đóng tạiLorient, trong khi 5 chiếc còn lại doST Engineering (Marine) của Singapore tự chế tạo trong nước.

Lớp chiến hạm nàyđược thiết kế với bề mặt và vật liệu tối ưu cho tính năng tàng hình,lắp đặt những khí tài điện tử tối tân cùng năng lực tác chiến chống hạm, chống ngầm và phòng không rất toàn diện.

Nổi bật nhất trên chiến hạm lớp Formidable là 4 bệ phóng thẳng đứng Sylver A50 (8 ống phóng) tương thích tên lửa đánh chặn tầm trung - xa Aster-15/30.Hiện tại và trong tương lai một vài năm tới, Formidable vẫn sẽ giữ vững vị trí tàu chiến số 1 khu vực Đông Nam Á.

2. SIGMA 10514 PKR, Indonesia

 

Khinh hạm SIGMA 10514 PKR số hiệu 331 của Hải quân Indonesia. Ảnh: Naval Today.

Khinh hạm SIGMA 10514 PKR số hiệu 331 của Hải quân Indonesia. Ảnh: Naval Today.

Giữa năm 2016, nhà máy PT PAL của Indonesia phối hợp với hãng đóng tàu Damen của Hà Lan đã cho chạy thử nghiệm chiếc khinh hạm SIGMA 10514 PKR đầu tiên được hoàn thành theo chương trình hợp tác song phương.

SIGMA 10514 PKR là biến thể thiết kế dành riêng cho Indonesia, tàu được trang bị dàn vũ khí rất mạnh gồm tên lửa hành trình đối hạm Exocet MM40 Block 3, tên lửa phòng không VL-MICA, ngư lôi MU-90 Impact...

 

Đặc biệt hơn SIGMA 10514 PKR này còn có 1 module pháo hải quân Millennium 35 mm để tiêu diệt mục tiêu ở cự ly cực gần.Mặc dù lượng giãn nước nhỏ hơn Formidable (2.365 tấn) nhưng sức mạnh của SIGMA 10514 PKR tỏ ra không hề thua kém.

3. Kyan Sittha, Myanmar

Khinh hạm UMS Sinbyushin số hiệu F14 của Hải quân Myanmar. Ảnh: Naval Today.

Khinh hạm UMS Sinbyushin số hiệu F14 của Hải quân Myanmar. Ảnh: Naval Today.

Cuối năm 2015, Hải quân Myanmar đã hạ thủy chiếc khinh hạm 3.000 tấn nội địa thuộc lớp Kyan Sittha, đưa nước này gia nhập hàng ngũ những cường quốc đóng tàu quân sự của khu vực, điều này càng có ý nghĩa hơn khi kinh tế Myanmar vẫn bị xếp vào top cuối trong khối ASEAN.

Chiến hạm lớp Kyan Sittha có thiết kế mang đậm chất Trung Quốc, tuy nhiên hệ thống điện tử và vũ khí trên tàu lại là sự kết hợp hài hòa giữa Trung Quốc và Ấn Độ, thậm chí một vài trang bị còn có nguồn gốc từ Triều Tiên.

 

So với Formidable hay SIGMA 10514 PKR thì rõ ràng khinh hạm nội địa của Myanmar còn khoảng cách lớn. Mặc dù vậy, đây vẫn là một chiếc tàu hộ vệ tên lửa rất đáng phải quan tâm.

4. DW-3000F, Thái Lan

Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình DW-3000F số hiệu 471 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Ảnh: Thai Armed Forces.

Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình DW-3000F số hiệu 471 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Ảnh: Thai Armed Forces.

Tập đoàn Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) của Hàn Quốc đã bàn giao cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan khinh hạm DW-3000F đầu tiên. Theo hợp đồng, chiếc thứ hai sẽ được họ chế tạo trong nước.

 

Hệ thống điện tử cũng như vũ khí của DW-3000F đều là sản phẩm do Mỹ và châu Âu sản xuất. Trên tàu có bệ phóng thẳng đứng Mk 41, mang được 32 tên lửa phòng không tầm trung RIM 162 ESSM, tên lửa chống ngầm VL ASROC, bên cạnh đó là 8 ống phóng tên lửa Harpoon.

Với lượng giãn nước 3.700 tấn cùng cơ số vũ khí lớn, tàu hộ vệ tên lửa DW-3000F sẽ cạnh tranh với Formidable cho vị trí khinh hạm mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

5. Molniya 1241.8, Việt Nam

Cặp tàu tên lửa 379 và 380 được Tổng công ty Ba Son thi công đóng mới. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Cặp tàu tên lửa 379 và 380 được Tổng công ty Ba Son thi công đóng mới. Ảnh: Quân đội nhân dân.

 

Cuối cùng trong danh sách là tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.8 được Việt Nam đóng theo giấy phép của Nga.

Mặc dù kích thước chỉ tương đương với "xuồng tên lửa", nhưng lớp chiến hạm 500 tấn này lại được vũ trang cực mạnh bằng 16 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E (gấp đôi cơ số đạn chống tàu của 4 lớp khinh hạm trên).

Nhờ kích thước nhỏ, tốc độ cao, mang nhiều vũ khí, Molniya 1241.8 tỏ ra đặc biệt nguy hiểm khi tác chiến với số lượng lớn theo kiểu "bầy sói", mặc dù vậy khả năng đánh độc lập của nó cũng chẳng hề thua kém bất cứ một khinh hạm hiện đại nào.

Trong tương lai, nếu được nâng cấp để mang tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos hoặc Yakhont hay Klub, Molniya 1241.8 của Việt Nam sẽ còn trở nên đáng sợ gấp bội.

 

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm