6 loại vũ khí của Nga có thể làm cho Mỹ và phương Tây "khủng hoảng"
Những loại vũ khí nguy hiểm nhất Trung Quốc từng sao chép của Liên Xô/Nga, Mỹ / Tướng Nga tiết lộ Moscow đang chế tạo 10 loại vũ khí "mới toanh" cho không quân
Giám đốc điều hành của Cục thiết kế chế tạo máy đặc biệt (một phần của nhà sản xuất quốc phòng Almaz-Antey) – ông Vladimir Dolbenkov mới đây cho biết, tính đến cuối năm 2018, Nga đã phát triển thành công 6 loại vũ khí có thể làm cho phương Tây hoàn toàn “bó tay” khi tìm biện pháp đánh chặn. 6 loại vũ khí này chính là hệ thống phòng thủ chống tên lửa - chống vệ tinh A235 Nudol, hệ thống tên lửa xuyên lục địa RS-28 Sarmat, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Su-57, xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, hệ thống tên lửa phòng không S-500 và hệ thống chế áp điện tử vô tuyến điện Tirada-2S.
Hệ thống phòng thủ chống tên lửa - chống vệ tinh A235 Nudol. Nguồn: Xinhua. |
Trong 6 loại vũ khí trên, đáng kể nhất đó là hệ thống A235 Nudol và hệ thống chế áp điện tử vô tuyến điện Tirada-2S. A235 Nudol là một hệ thống phòng thủ chống tên lửa tiên tiến được phát triển bởi Tập đoàn Almaz-Antey. Theo dữ liệu của các nguồn tin mở, hệ thống đánh chặn tầm xa Nudol được trang bị các tên lửa đánh chặn mới. Đáng chú ý, bắt đầu từ hôm 26/3, Cục thiết kế chế tạo máy đặc biệt tiến hành thử nghiệm thực tế bệ phóng tự hành 14P222 phát triển riêng cho hệ thống Nudol.
Ông Dolbenkov nhấn mạnh: “Lần đầu tiên trong ngành chế tạo máy Nga, các kỹ sư đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, chế tạo thành công một hệ thống nâng phóng điện - thủy lực với lắp đặt một thùng container vận tải trên xe phóng với độ chính xác cao. Yêu cầu phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa và vệ tinh di động đã được giải quyết”.
Hệ thống tên lửa xuyên lục địa RS-28 Sarmat. Nguồn: Xinhua. |
Tổng biên tập tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc – ông Viktor Murakhovsky nói với hãng TASS rằng Nudol là một hệ thống phòng thủ chống tên lửa di động được thiết kế để tấn công các mục tiêu siêu thanh, như đầu đạn của các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Khả năng di động của hệ thống này là đặc điểm chính của loại vũ khí chống tên lửa đạn đạo thế hệ mới. Không chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa ở các khu công nghiệp trung tâm và thành phố Moscow, nó cũng có thể di chuyển và triển khai tại các khu vực có thể bị đe dọa.
Trước đó, trang Izvestia, dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Nga sẽ nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quanh Moscow vào cuối năm 2018, trang bị tên lửa mới 53T6M Nudol siêu nhanh và siêu cơ động tại Khu vực Moscow. Những tên lửa siêu nhanh, siêu cơ động 53T6M hiện đang được đưa vào trực chiến thử nghiệm quanh khu vực Moscow và Khu công nghiệp trung tâm.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Su-57 của Nga. Nguồn: Xinhua. |
Hệ thống A235 Nudol được gọi là “lá chắn vàng” của lực lượng phòng thủ và không gian Nga. Sức mạnh của A235 cũng được chính các chuyên gia quân sự Mỹ cũng thừa nhận hoàn toàn vượt trội hơn hẳn các phiên bản tương tự của Mỹ. Các chuyên gia phỏng đoán tổ hợp A-235 với việc được trang bị hệ thống siêu máy tính Elbrus-3M mạnh mẽ để xử lý thông tin.
Khả năng đánh chặn của A-235 sẽ được chia làm 3 cấp độ: Đạn tên lửa 51T6 sẽ đảm nhiệm việc đánh chặn ở khoảng cách 1.500 km và tầm cao trên 800 km; tên lửa 58R6 – 1.000 km và 120 km; đạn tên lửa 53T6M hoặc 45T6 đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách 350 km và độ cao 40-50 km. Tất cả chúng đều có khả năng mang đầu đạn thường và hạt nhân để nâng cao khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của đối phương. Với tầm cao đánh chặn đạt được, Nga tin rằng hệ thống A-235 hoàn toàn đủ sức bắn hạ cả vệ tinh đối phương.
Đối với hệ thống chế áp điện tử vô tuyến điện Tirada-2S, năm 2019 Nga đã tiến hành biên chế hệ thống này, đồng thời cũng đưa chúng đến thử nghiệm chiến đấu thực tế trên chiến trường Syria và đã phá hủy hệ thống truyền thông của phương Tây trong cuộc tập kích tên lửa Tomahawk quy mô lớn. Hệ thống Tirada-2S được thiết kế và chế tạo nhằm chế áp tất cả các vệ tinh quân sự, đang bay trên quỹ đạo gần trái đất. Khi hệ thống Tirada-2S tác động lên các vệ tinh truyền thông, hệ thống điện tử của vệ tinh bị gây nhiễu nội hàm, nhiễu loạn hoạt động và ngừng các chức năng chuyển tải thông tin.
Các quan chức quân sự của lực lượng tác chiến điện tử Nga cho biết, chỉ cần một số hệ thống Tirada-2S là có thể khiến kẻ thù không có khả năng sử dụng vệ tinh quân sự trong một không gian chiến trường rộng lớn. Đây là tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất, tập trung tia điện từ trường theo một góc hẹp về hướng vệ tinh, tấn công trên những tần số thông tin liên lạc của vệ tinh.
Hệ thống chế áp điện tử vô tuyến điện Tirada-2S. Nguồn: Xinhua. |
Hầu như tất cả các phương tiện chiến đấu hiện đại tầm xa và các phương tiện tập kích đường không từ các phương tiện mang không – hải đều sử dụng các vệ tinh dẫn đường quân sự. Hơn thế nữa, toàn bộ Quân đội Mỹ và châu Âu đều sử dụng hệ thống truyền thông vệ tinh. Nếu các vệ tinh truyền thông quân sự và định vị bị chế áp, các lực lượng vũ trang của Mỹ và phương Tây sẽ không thể thực hiện nhiệm vụ.
Ông Oleg Achasov, phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Ngân sách Nhà nước Nga thuộc Viện Nghiên cứu Trung ương số 46 của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hệ thống chế áp điện tử vệ tinh Tirada-2S đã được đưa vào chương trình mua sắm vũ khí của nhà nước giai đoạn 2018-2027.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này