Những loại vũ khí nguy hiểm nhất Trung Quốc từng sao chép của Liên Xô/Nga, Mỹ
Khoa học công nghệ của Trung Quốc phát triển sau các nước tiên tiến hàng trăm năm và cách dễ nhất để thu hẹp khoảng cách này đó chính là đi sao chép hoặc "ăn cắp" công nghệ của nước ngoài.
Vũ khí mang tên lãnh tụ Liên Xô trong biên chế Hải quân Đánh bộ Việt Nam / Nga "phát sốt" khi máy bay B-1B trở thành kho vũ khí di động của Mỹ
Một trong những loại chiến đấu cơ nguy hiểm nhất mà Trung Quốc đã sao chép của Liên Xô đó chính là tiêm kích MiG-21 phiên bản Trung Quốc hay còn được gọi với cái tên là J-7 hoặc F-7 khi xuất khẩu. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Trong thập niên 60 của thế kỷ trước, Liên Xô đã đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất MiG-21 cho phía Bắc Kinh. Tuy nhiên căng thẳng ngoại giao và các xung đột biên giới giữa hai nước sau đó đã khiến dự án này bị bỏ ngỏ. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Không bỏ cuộc, Trung Quốc đã làm việc trên bản vẽ thiết kế và các vật liệu sản xuất MiG-21 được Liên Xô chuyển giao từ trước đó, cho ra đời tiêm kích J-7 vào đầu thập niên 70 và thậm chí còn xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng khá lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Không chỉ MiG-21, tiêm kích Su-27 của Liên Xô cũng trở thành "nạn nhân" khi bị Trung Quốc sao chép và sử dụng với cái tên J-11. Trung Quốc có trong tay các kỹ thuật chế tạo tiêm kích Su-27 kèm theo bản vẽ thiết kế của chiến đấu cơ này khi Liên Xô tan rã. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong cảnh "tranh tối tranh sáng" lúc chuyển giao quyền lực, Trung Quốc đã tung hàng loạt tình báo dưới nhiều vỏ bọc khác nhau, thu thập được không ít tài liệu, bản vẽ thiết kế chi tiết về các loại vũ khí nguy hiểm của Liên Xô trong quá khứ. Nguồn ảnh: Chinamilitary.
Kết quả là tiêm kích J-11 ra đời và nếu như bằng mắt thường, gần như không thể phân biệt được sự khác biệt giữa J-11 và Su-27. Trung Quốc từng cố xuất khẩu loại tiêm kích này ra nước ngoài bất chấp Nga lên án cực lực. Nguồn ảnh: Airplane.
Dự án J-31 của Trung Quốc cũng được xem là bản sao của chiến đấu cơ F-35B của Mỹ. Chỉ khác là Trung Quốc đã gỡ bỏ đi công nghệ động cơ lên thẳng, giúp J-31 cất - hạ cánh trên đường băng ngắn như F-35B của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do quy mô của dự án F-35 là quá lớn, tình báo công nghiệp của Trung Quốc có thể can thiệp, tiếp cận vào nhiều công đoạn thiết kế, hoàn thiện chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tất nhiên, J-31 vẫn chỉ được coi là bản thiết kế mang tính "chắp vá" của Trung Quốc dựa trên F-35B. Tuy nhiên không loại trừ khả năng, J-31 vẫn sẽ đủ khả năng hoạt động trên tàu sân bay (như F-35C) và thậm chí còn được Trung Quốc xuất khẩu trong tương lai. Nguồn ảnh: Chinanews.
Và cuối cùng là công nghệ UAV, công nghệ máy bay không người lái trong những năm gần đây của Trung Quốc đã tiến bộ vượt bậc, khả năng xuất khẩu cực kỳ lớn và cũng dành được nhiều thành công trên thị trường quốc tế. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với ưu thế giá rẻ và phong phú, máy bay không người lái của Trung Quốc đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Một vài phiên bản máy bay không người lái của Trung Quốc hiện nay thậm chí còn được cho là đã "tiệm cận" với độ hiện đại của máy bay UAV Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trung Quốc hiện tại cũng đang là quốc gia sản xuất máy bay không người lái cỡ nhỏ điều khiển từ xa quy mô lớn nhất thế giới, trong tương lai, không ngoại trừ khả năng Trung Quốc sẽ còn cho ra đời nhiều loại máy bay không người lái hơn nữa, cạnh tranh khốc liệt với Mỹ, đủ sức gạt Nga ra khỏi cuộc đua này. Nguồn ảnh: Pinterest.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Công nghệ quốc phòng Trung Quốc trong quá khứ chỉ tốn một thời gian ngắn để phát triển vượt bậc, một phần cũng là nhờ sự khả năng sao chép, "ăn cắp"công nghệ của nước ngoài đúng như cáo buộc mà Nga vừa đưa ra cách đây ít ngày. Nguồn ảnh: Pinterest.