Quốc tế

Ai Cập từ bỏ F-16 sau khi huấn luyện với MiG-29M

Không quân Ai Cập đã so sánh tiêm kích MiG-29M và F-16 trong kịch bản giao chiến và họ đã chọn máy bay chiến đấu của Nga.

Ai Cập hủy mua tên lửa Umkhonto của Nam Phi / Ai Cập chọn VL MICA Pháp thay thế Umkhonto Nam Phi

Quân đội Ai Cập đã tiến hành huấn luyện bằng cách dùng máy bay chiến đấu F-16 chống lại MiG-29M và quyết định mua một lô lớn tiêm kích Nga do ưu thế rõ ràng của loại phi cơ này trên bầu trời. Hóa ra khả năng của MiG-29 hiện đại hóa còn rộng hơn nhiều, cả ở tầm xa và cận chiến.

Theo báo chí phương Tây, tình cờ Ai Cập đã thu hút sự chú ý tới máy bay chiến đấu Nga, sau khi thử nghiệm chúng, Cairo nhận ra rằng những chiếc MiG-29 vượt trội hơn đáng kể so với F-16, và các phiên bản nâng cấp của chúng có thể chống lại kẻ thù một cách hiệu quả.

Lùi lại quá khứ, Không quân Ai Cập có trong biên chế khoảng 200 tiêm kích F-16C do Mỹ sản xuất nhưng Cairo lại mua thêm MiG-29M của Nga, nguyên nhân không hề khó hiểu.

Kể từ giữa những năm 1970, khi Ai Cập chấm dứt quan hệ đối tác quốc phòng với Liên Xô và quay sang phương Tây, nước này đã bị từ chối tiếp cận với các tiêm kích tiên tiến như F-15 Eagle và F-14 Tomcat.

Mặt khác, đối tác "đặc quyền" của Mỹ như Iran, Saudi Arabia và Israel lại nhận được các tiêm kích trên, điều đó khiến Ai Cập gặp bất lợi rõ ràng so với láng giềng. Theo thời gian, Cairo đã mua được F-16, nhưng người Mỹ đã cắt giảm đáng kể nguồn cung cấp đạn dược cho chúng.

Ai Cap tu bo F-16 sau khi huan luyen voi MiG-29M
Tiêm kích đa năng MiG-29M của Không quân Ai Cập.

Vào thời điểm Ai Cập mua MiG-29, đây là máy bay chiến đấu cũ và kém tinh vi nhất của Nga, nhưng nó đại diện cho một bản nâng cấp lớn từ F-16C thậm chí còn lạc hậu hơn. Điều cần lưu ý là Nga không hạn chế việc sử dụng các phương tiện chiến đấu và không cắt giảm việc bán các thành phần cần thiết.

Hơn nữa, Nga đã cho Ai Cập tiếp cận với tên lửa không đối không tầm xa R-27ER và R-77, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, cung cấp cho Cairo những khả năng hiện đại để tác chiến trên không. Điều này rất quan trọng để duy trì sự ngang bằng nhất định với F-16 và F-15.

"Tên lửa không đối không tầm xa R-27ER (một biến thể với đầu dò radar bán chủ động) và R-77 lần đầu tiên cung cấp tiềm năng chiến đấu hiện đại cho Ai Cập trong những thập kỷ gần đây. Điều này rất quan trọng để duy trì sự ngang bằng với các quốc gia láng giềng”, tờ Military Watch bình luận.

Hiện tại Ai Cập đang chuẩn bị nhận một lô lớn máy bay chiến đấu Su-35S của Nga, điều này sẽ mang đến cho họ những tiêm kích tốt nhất trong khu vực, thậm chí không thua kém F-35I Adir thế hệ năm của Israel.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm