Quốc tế

Tiêm kích tàng hình Mỹ thấm đòn trừng phạt Nga

Việc tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 Mỹ liên tiếp gãy càng khiến xuất hiện nhiều nghi vấn về chất lượng loại vật liệu sản xuất hệ thống này.

Tại sao NATO vui mừng khi Nga bỏ siêu tiêm kích MiG-31M? / Điểm yếu lớn của tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc

Theo The Drive, một tiêm kích tàng hình F-22 của Không quân Mỹ gục mũi trên đường lăn ở căn cứ Eglin do hệ thống càng đáp trước bị gãy trong quá trình hạ cánh.

"Chiếc F-22 thuộc biên chế Không đoàn tiêm kích số 325 gặp sự cố mặt đất trên đường lăn lúc 15h30 ngày 15/3.

Tiem kich tang hinh My tham don trung phat Nga
Tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ gãy càng đáp hôm 15/3.

Máy bay trước đó gặp tình huống khẩn cấp trên không và hạ cánh an toàn. Lực lượng cứu hỏa đã phản ứng nhanh và phi công được đưa tới cơ sở y tế để đánh giá", căn cứ Eglin ra thông cáo cho biết.

Không quân Mỹ không công bố chi tiết về sự cố, chỉ thông báo đang mở cuộc điều tra nguyên nhân. Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội sau đó cho thấy một phi cơ F-22 gục mũi xuống đường băng, càng trước gãy gập, xung quanh là các xe cứu hỏa.

"Có thể tốn nhiều thời gian và tiền bạc để sửa chữa hư hỏng sau sự cố, do phi cơ F-22 sử dụng sơn phủ đặc biệt, cùng với đó là nhiều bộ phận composite và cấu trúc khung thân phức tạp, để duy trì khả năng tàng hình.

Chi phí sửa chữa chiếc F-22 trượt trên đường băng hồi năm 2012 lên tới 35 triệu USD. Trong khi đó với chiếc F-22 vừa gặp nạn lại công thêm cả hệ thống càng trước gãy hoàn toàn", chuyên gia Tyler Rogoway nói.

Trước vụ tai nạn lần này của F-22, dòng tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ cũng ít nhất 3 lần gặp sự cố tương tự từ năm 2019 đến nay. Được biết, thành phần không thể thiếu để sản xuất hệ thống càng đáp của tiêm kích F-35 và F-22 và hầu hết các máy bay khác của Mỹ là titan.

 

Số lượng lớn titan công nghiệp quốc phòng Mỹ sử dụng đều được nhập khẩu từ Nga. Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2018, để đáp trả biện pháp trừng phạt của Mỹ, Nga tuyên bố hạn chế xuất khẩu titan cùng nhiều sản phẩm nông nghiệp, may mặc, y tế...

Cựu Chủ tịch Ủy ban về vấn đề ngân sách thuộc Hội đồng Liên bang Sergei Riabukhin cho rằng, việc ngừng cung cấp loại kim loại quý này bao gồm cả việc ngừng xuất khẩu các sản phẩm và thiết bị được chế tạo từ titan của Nga sang Mỹ là điều cần thiết.

"Trong số các kim loại hiếm mà Nga đang cung cấp cho Mỹ có titan, là nguyên liệu cần thiết cho chu trình công nghệ sản xuất máy bay Boeing và Lockheed Martin", ông Riabukhin cho biết.

Cùng với tuyên bố của ông Riabukhin, nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do Nga Vladimir Zhirinovsky cũng khẳng định phải đáp trả các biện pháp trừng phạt của Mỹ bằng các biện pháp thương mại phản trừng phạt.

Vladimir Zhirinovsky tuyên bố: "Hãy lấy nước Mỹ làm ví dụ, - máy bay của họ bay bằng… titan và các kim loại khác của chúng ta. Chúng ta sẽ không bán (titan, kim loại) nữa, và tất cả những chiếc máy bay này của Mỹ sẽ không bay được..."

 

Chưa hết, ông khẳng định: "Chúng ta cũng có nhiều khả năng khác để tác động lên họ (Mỹ)".

Cùng quan điểm trên, Mikhail Aleksandrov, Tiến sĩ Khoa học Chính trị, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chính trị-Quân sự MGIMO của Nga cũng khẳng định, Nga hoàn toàn có thể hạn chế dần nguồn cung cấp titan, chuyển hướng đưa một phần từ nguồn cung cấp cho bên ngoài sang cho nhu cầu sử dụng nội địa của chính chúng ta.

Theo ông, chính phủ có thể xây dựng một kho dự trữ titan chiến lược và mua một phần titan từ các công ty Nga. Khi đó khối lượng titan xuất khẩu sẽ giảm, giá titan tăng, chúng ta được hưởng lợi, còn Phương Tây sẽ phải bắt đầu ngồi tính đếm các khoản lỗ và chất lượng sản phẩm của họ.

Hiện không rõ Mỹ đã sử dụng titan từ nguồn nào để thay thế nguồn từ Nga và việc càng đáp của F-35 và F-22 liên tiếp bị gãy có liên quan gì đến việc Nga hạn chế xuất khẩu titan sang Mỹ hay không. Câu trả lời có thể chỉ người Mỹ rõ nhất.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm