Quốc tế

Anh tốn tiền vô ích nâng cấp tăng chủ lực Challenger 2?

Theo Defense News, Anh quyết định chi 1 tỷ USD nâng cấp xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2, quyết định đã làm xuất hiện những ý kiến trái chiều.

Xe tăng bánh lốp có ưu nhược điểm gì so với MBT? / Siêu tên lửa chống tăng Mỹ hủy diệt xe tăng từ khoảng cách 10km

Thương vụ trị giá 800 triệu bảng Anh (1 tỷ USD) được Bộ Quốc phòng Anh trao cho nhà thầu BAE Systems và sẽ cho ra mắt 148 xe tăng của Quân đội Anh được nâng cấp lên tiêu chuẩn Challenger 3.

Chiến tăng Challenger 3 sẽ sử dụng khung gầm hiện có, nhưng được lên kế hoạch trang bị tháp pháo số hóa mới, cải tiến tầm nhìn, khả năng bảo vệ nâng cấp, pháo nòng trơn thay vì súng trường và những cải tiến và thay đổi khác.

Việc số hóa cũng có nghĩa là xe tăng sẽ có thể chia sẻ dữ liệu và thông tin trên chiến trường với trực thăng tấn công và các phương tiện mặt đất khác.

Anh ton tien vo ich nang cap tang chu luc Challenger 2?
Xe tăng Challenger 2.

Đây là quyết định khá bất ngờ bởi trước đó từng xuất hiện nhiều thông tin Anh đang từng bước loại bỏ toàn bộ xe tăng, thay vào đó là những vũ khí khác hiệu quả hơn trong chiến tranh hiện đại.

"Sẽ không có chuyện loại bỏ toàn bộ số xe tăng hiện có, chúng tôi chỉ cắt giảm khoảng 30% số xe tăng do chi phí vận hành cao trong khi ngân sách dành cho quốc phòng eo hẹp", Bộ Quốc phòng Anh xác nhận.

Dù được trang bị rất tối tân nhưng theo đánh giá của các chuyên gia từ chuyên trang quốc phòng Defense News, Popular Mechanics... bất luận được nâng cấp đến đâu với số tiền bao nhiêu, lực lượng xe tăng vẫn không thể đối phó được với những dòng vũ khí chống tăng thế hệ mới và vai trò của chúng trên chiến trường không còn như thời hoàng kim.

Bởi cách đây đã hơn 20 năm đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng thời đại của xe tăng đã kết thúc và phương tiện làm chủ chiến trường trong chiến tranh hiện đại là những "xe tăng bay", đó là trực thăng vũ trang và cường kích tầm thấp.

Quân đội Mỹ là bên đưa ra học thuyết trên và họ rất tích cực xây dựng lực lượng vũ trang của mình theo hướng đi này, xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams của họ hầu như chỉ có nhiệm vụ duy nhất là dọn dẹp chiến trường.

 

Còn vai trò bẻ gãy sức kháng cự của đối phương, tiêu diệt xe tăng, thiết giáp hay cụm công trình phòng thủ được giao cho máy bay nhờ khả năng linh hoạt, uy lực lớn và ưu thế tuyệt đối khi tiêu diệt chiến xa đối phương.

Phương thức tác chiến này luôn được Mỹ trung thành sử dụng cho tới ngày nay, chiến thuật cực kỳ đơn giản nhưng hầu như chẳng thể đối phó, nhất là khi Không quân Mỹ luôn đảm bảo làm chủ bầu trời trước bất cứ đối thủ nào.

Để thay thế lực lượng xe tăng, lực lượng trang bị phải đầu tư nhiều cho những vũ khí mang tính cách mạng để khắc chế lực lượng xe tăng đối phương đồng thời có thể thay đổi cục diện trên chiến trường.

Và có thể đây là lý do khiến Mỹ không đầu tư nhiều cho xe tăng và đang thực hiện chương trình vũ khí có thể diệt cả trận địa tăng của đối phương trên chiến trường.

Hình ảnh mô phỏng về cách tấn công vũ khí mới này được công bố cho thấy, loại vũ khí mới sẽ được thả từ các máy bay vận tải hạng nặng, các tổ hợp vũ khí được thả từ không trung, hạ cánh dưới sự trợ giúp của dù xuống mặt đất.

 

Những vũ khí này có thể tự hành, tự nguỵ trang, ẩn nấp và mật phục tấn công phương tiện thiết giáp của đối phương bằng các quả đạn dạng pháo.

Về nguyên lý, chúng có thể được coi là những cỗ pháo tự hành bắn đạn xuyên giáp chống tăng với tốc độ bắn cực nhanh, chỉ cần một số lượng không nhiều cỡ vài tá pháo tự hành loại này có thể tạo một màn hỏa lực dày đặc, đủ sức bẻ gãy những mũi thép tấn công bằng xe tăng của đối phương.

Sau khi được thả từ máy bay và tiếp đất, hệ thống dù sẽ được thu gọn, cất giấu dưới gầm bệ pháo, sau đó các tấm phủ ngụy trang tiệp màu với địa hình khu vực tác chiến sẽ bao kín, biến cỗ pháo trở nên vô hình, các phương tiện trinh sát của đối phương khó mà phát hiện được.

Ngoài ra, chúng có hệ thống truyền động bánh xích để di chuyển ở những cự ly gần. Chỉ thị mục tiêu cho chúng chính là các máy bay trinh sát không người lái, khi xe tăng hoặc các phương tiện chiến đấu của đối phương tiến vào cự ly thích hợp, các tổ hợp pháo này sẽ đồng loạt khai hỏa với tốc độ cực nhanh, tới hành chục phát/phút.

Việc bất ngờ rơi vào trận địa như vậy, khó có loại phương tiện nào có thể sống sót, dù là những dòng tăng được bảo vệ tốt nhất hiện nay và với số lượng lớn đến đâu.

 

Nếu thành công, Mỹ có thể tạo nên một cuộc cách mạng trên chiến trường khi không cần dùng đến xe tăng nhưng vẫn có thể diệt gọn mọi gần như mọi mục tiêu trên chiến trường. Và đây chính là lý do giới quân sự Mỹ cho rằng, việc Anh tiếp tục đổ tiền cho xe tăng là quyết định chưa hẳn đã đúng đắn.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm