Quốc tế

Báo Mỹ bình luận gì về kho vũ khí của Nga được thừa hưởng từ Liên Xô?

Tạp chí Mỹ National Interest, mới đây cho rằng hệ thống tên lửa mặt đất di động là đặc trưng nhất của Lực lượng Vũ trang Nga.

Top 7 loại khí tài quân sự lợi hại nhất trong kho vũ khí của Mỹ / Mỹ cảnh báo mối đe dọa từ kho vũ khí hạt nhân bí mật của Trung Quốc

Tên lửa đạn đạo Iskander-M phóng thử nghiệm. Ảnh: RIA.

Theo nhà quan sát người Mỹ Caleb Larson, các tổ hợp này là di động khi so sánh chúng với các tên lửa dựa trên tiêu chuẩn, mặc dù chúng ít được bảo vệ hơn. Cũng theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, bộ sưu tập tên lửa mà Nga được thừa hưởng từ Liên Xô là lớn nhất thế giới về cả số lượng và chủng loại.

Trong một bài viết được đăng tải, tạp chí Mỹ National Interest (NI) cho hay: “Nga vẫn là cường quốc hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo tất cả các loại tên lửa và lực lượng tên lửa chiến lược của Nga tạo thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược quân sự của Moscow. Theo đó, Nga bắt đầu từ việc chặn hoặc phong tỏa khu vực trong các cuộc xung đột cục bộ bằng các vũ khí chiến lược và sau đó, kết thúc bằng việc di chuyển các vũ khí hạt nhân chiến lược này cho các địa điểm nằm trên các lục địa khác”.

Ấn phẩm nhấn mạnh rằng, các hệ thống tên lửa của Nga cũng được đặt tại Kaliningrad, nhờ đó Nga có thể kiểm soát một phần Biển Baltic.

Ngoài ra, theo ẩn phẩm, Nga có một số phiên bản của tên lửa “Tochka”. Hệ thống tên lửa được thiết kế và đưa vào biên chế vũ trang vào năm 1975. Nó mang lại sự linh hoạt cao trong việc sử dụng lực lượng và chiến thuật. Ngoài ra, tên lửa có thể được trang bị nhiều đầu đạn khác nhau nhằm tiêu diệt sân bay, sở chỉ huy, phương tiện hỗ trợ, trận địa phòng không, cầu đường và cụm tập trung quân của đối phương.

“Ngoài ra Nga còn có một đầu đạn hạt nhân đặc biệt có công suất 10 hoặc 100 kiloton”, ông Larson nhấn mạnh.

 

Theo thông tin ấn phẩm này ghi nhận, Nga đang sở hữu nhiều bệ phóng tên lửa Tochka và dự kiến sẽ thay thế hết toàn bộ các dàn tên lửa này bằng. Iskander có tầm bắn xa hơn và đầu đạn mạnh hơn. Để điều khiển tên lửa đến mục tiêu, Iskander sử dụng hệ dẫn đường quán tính và hệ thống định vị GLONASS cũng như radar để theo dõi địa hình.

Tên lửa hành trình chống hạm siêu âm PJ-10 BrahMos là sản phẩm hợp tác giữa Nga và Ấn Độ. Ảnh: RIA.

Theo các báo cáo, tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander-M được Nga thiết kế để thay thế các tổ hợp tên lửa 9K79-1 Tochka-U đã lỗi thời. Đây là loại tên lửa 1 tầng, nhiên liệu rắn, được điều khiển trong suốt quá trình bay. Iskander có chiều dài 7,2m, đường kính thân đoạn lớn nhất là 0,95m, trọng lượng bay 3,8 tấn, đầu đạn 380kg, có thể bay trên độ cao 50km. Mỗi xe phóng 9P78E của hệ thống Iskander-M mang 2 đạn tên lửa và dự trữ 2 quả với khả năng bắn hết 2 đạn chỉ trong 1 phút, sai lệch vòng tròn từ 5-7m.

Nhà quan sát Larson cũng không quên nhắc tới gia đình tên lửa siêu thanh “Yakhont” (Onyx). Nó có thể phóng từ đất liền, trên biển, trên không hay từ tàu ngầm. Cần lưu ý rằng tên lửa mặt đất này được xuất khẩu sang Indonesia và Việt Nam. Ngoài ra, với sự giúp đỡ của Nga, Ấn Độ đã triển khai sản xuất gia đình tên lửa hành trình siêu âm BrahMos để triệt hạ các mục tiêu mặt đất và trên biển với tốc độ bay 2,8M. PJ-10 BrahMos được xem là một trong những dòng tên lửa hành trình chống hạm nguy hiểm nhất thế giới vào thời điểm hiện tại.

Theo nhà sản xuất, tên lửa sở hữu tầm bắn 290 km cùng vận tốc Mach 3 và mang theo đầu đạn trọng lượng 300 kg. Với đường bay vô cùng phức tạp và tốc độ rất cao, BrahMos đủ sức vô hiệu hóa tất cả các hệ thống phòng thủ trên các tàu mặt nước, đánh chìm chiến hạm cỡ lớn chỉ với một phát bắn.

 

Mặc dù thực tế là một số tên lửa và hệ thống mà Nga thừa hưởng từ Liên Xô đã lỗi thời, tuy nhiên theo nhà quan sát, chúng có thể được sử dụng để “răn đe” trên Biển Baltic trong trường hợp xảy ra xung đột với châu Âu.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm