Báo Mỹ gọi tên những "vũ khí tối thượng của Putin": Có tên lửa trong biên chế Quân đội Việt Nam
Chiến lược xuất khẩu vũ khí đang dần "hồi sinh" nền kinh tế Nga / Mỹ thử nghiệm tổ hợp vũ khí phòng không tầm thấp IM-SHORAD
Theo bài viết, tên lửa di động trên bộ là một đặc trưng quân sự của Nga. Có thể nhìn thấy các xe phóng cỡ lớn của chúng lăn bánh trên Quảng trường Đỏ trong lễ duyệt binh mừng Ngày chiến thắng của Nga vào ngày 9/5 hàng năm, cũng như trong biên chế một số lực lượng quân đội hậu Xô-Viết.
Trên những chiếc xe này là các tên lửa di động, có lợi thế di chuyển lớn hơn, mặc dù rõ ràng chúng sẽ không được bảo vệ tốt bằng các tên lửa đặt trong silo.
Kho tên lửa đồ sộ
Theo Trung tâm Các nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, bộ sưu tập tên lửa thừa hưởng từ thời Liên Xô của Nga có quy mô lớn nhất trên thế giới, xét về cả số lượng và chủng loại.
Nga "vẫn là một cường quốc trong lĩnh vực phát triển tên lửa các loại và lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã tạo thành một thành tố quan trọng trong chiến lược quân sự của Moscow... từ các chiến dịch chống tiếp cận/xâm nhập (A2/AD) cho tới các cuộc xung đột khu vực, đưa các loại vũ khí hạt nhân chiến lược Nga ra khắp các châu lục.
Ngoài các hệ thống tên lửa triển khai ở lục địa Nga, vùng lãnh thổ Kaliningrad hiện cũng được bố trí một số hệ thống tên lửa tạo ra mối đe dọa không nhỏ đối với nhiều vùng của Ba Lan, Thụy Điển, Đức, Belarus, Ukraine, Lithuania và Latvia.
Vũ khí tối thượng của Putin
Theo National Interest, dưới đây là những hệ thống tên lửa di động đáng gờm của Moscow:
SS-21 Scarab/OTR-21 Tochka
Nga hiện vẫn duy trì một số phiên bản của tên lửa Scarab/Tochka. Hệ thống tên lửa này được phát triển và triển khai trong năm 1975, nó được thiết kế để mang lại cho các chỉ huy nhiều lựa chọn linh hoạt trên chiến trường.
Ngụy trang tên lửa Tochka sau khi phóng thành công. Ảnh: SPUTNIK / IGOR ZAREMBO
Ngoài đầu đạn nổ tiêu chuẩn, Scarab/Tochka có thể được trang bị các loại đầu đạn chống tăng, chống đường băng, hoặc chống radar. Bên cạnh đó, Nga hiện đã có phiên bản sử dụng đầu đạn hạt nhân chiến thuật, có thể điều chỉnh sức công phá về 10 kiloton, hoặc tăng lên đến 100 kiloton.
Xe phóng dành cho hệ thống tên lửa này vừa có khả năng di chuyển trên nhiều địa hình, kể cả lội nước. Nó còn được trang bị hệ thống lọc có khả năng bảo vệ kíp vận hành 3 người trước các tác nhân đe dọa về hạt nhân và sinh/hóa học.
SS-26 Iskander
Tên lửa Iskander khai hỏa. Nguồn: Tweeter Militer
Tên lửa Iskander đang dần thay thế các hệ thống tên lửa Scarab/Tochka, nhờ có tầm bắn xa hơn và đầu đạn lớn hơn. Tên lửa Iskander sử dụng kết hợp hệ thống dẫn đường GLONASS, quán tính và radar theo địa hình. Iskander được đánh giá cao với sai số vòng tròn chỉ từ 5-10m.
Trước đây, Iskander và các biến thể của nó được triển luân phiên tới Kaliningrad. Kể từ năm 2018, một số biến thể của Iskander đã được triển khai thường trực tại vùng lãnh thổ này của Nga.
SS-N-26 Yakhont
Tên lửa hành trình chống tàu Yakhont. Ảnh: SPUTNIK / EVGENY BIYATOV
Dòng tên lửa SS-N-26 gồm nhiều phiên bản phóng từ trên bộ, trên không và trên biển. Nga đã xuất khẩu phiên bản tên lửa Yakhont trên bộ sang Indonesia và Việt Nam.
National Interest cho biết, Syria cũng đã mua một số xe phóng và tên lửa loại này, mặc dù phần lớn trong số đó đã bị phá hủy trong cuộc không kích do Israel tiến hành năm 2013.
Nga và Ấn Độ đã hợp tác sản xuất tên lửa BrahMos, được xem là phiên bản xuất khẩu của tên lửa Yakhont.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025