Quốc tế

Mỹ mua thêm vũ khí có thể khiến tàu Nga gặp nguy hiểm

Bộ Quốc phòng Mỹ vừa ký vào bản hợp đồng với Lockheed Martin để mua JASSM-ER - dòng tên lửa có thể khiến tàu Nga gặp nguy hiểm.

Vì đâu Nhật Bản muốn chế tạo vũ khí tên lửa siêu thanh? / 6 loại vũ khí của Nga có thể làm cho Mỹ và phương Tây "khủng hoảng"

Thương vụ có tổng trị giá lên tới 946 triệu USD. Không rõ có bao nhiêu tên lửa nằm trong bản hợp đồng lần này nhưng Defence-blog tiết lộ, số tên lửa sẽ được trang bị cho những đơn vị tại châu Âu. Hợp đồng sẽ được hoàn tất trước khi kết thúc năm 2021.

Tên lửa JASSM-ER.

Tên lửa JASSM-ER.

Đặc biệt, trước khi mua thêm JASSM-ER, Mỹ cũng đã đồng ý bán loại tên lửa này cho Ba Lan - quốc gia đứng trên tuyến đầu chống Nga của NATO. Theo báo Mỹ, việc chiến đấu cơ nước này tại châu Âu được trang bị thêm JASSM-ER có thể khiến hoạt động của chiến hạm Nga tại Baltic gặp nguy hiểm một khi xảy ra xung đột.

Defence-blog cho biết, JASSM-ER là biến thể nâng cấp lớn từ hệ thống tên lửa hành trình tấn công tầm xa JASSM được đưa vào sản xuất từ năm 1998. JASSM-ER sử dụng nguyên tắc "bắn và quên" và khả năng miễn dịch với các hệ thống gây nhiễu để có thể tiếp cận và tấn công cả các tàu chiến đối phương.

Tên lửa hoạt động nhờ vào sự dẫn đường của hệ thống định vị toàn cầu GPS và hệ thống dẫn đường quán tính, để tìm các mục tiêu quan trọng của đối phương trong suốt hành trình bay.

Ở giai đoạn cuối, tên lửa sẽ sử dụng thiết bị dò hồng ngoại để phát hiện chính xác một mục tiêu cụ thể trước khi lao vào tiêu diệt. Biến thể ER có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm đến 926km.

 

Với sức mạnh cùng việc ứng dụng công nghệ tàng hình của JASSM-ER, tên lửa này thực sự là cơn ác mộng với nhiều đối thủ. Cùng với việc được Mỹ đồng ý bán hàng loạt vũ khí tối tân, Mỹ và Ba Lan cũng vừa tuyên bố mới lập ra một lực lượng quân sự mới để đối phó với nguy cơ bị Nga tấn công.

Lực lượng này với khoảng 53.000 người và được xây dựng theo mô hình Vệ binh Quốc gia của Mỹ, trong đó có cả những dân thường tình nguyện tham gia huấn luyện quân sự để cầm súng khi cần.

Tỷ lệ sĩ quan và binh sĩ chuyên nghiệp sẽ chiếm khoảng 6% - 8% trên tổng số, với vai trò chỉ huy của các đơn vị tình nguyện. Để thực hiện kế hoạch trên, Ba Lan sẽ phải chi ra khoảng 800 triệu euro trong thời gian xây dựng lực lượng kéo dài 3 năm.

Phía Ba Lan khẳng định, đây là bước đi cần thiết để tránh rơi vào tình cảnh "bị xâm chiếm" như những gì đang diễn ra tại miền Đông Ukraine, mà Nga bị cáo buộc can dự sâu sắc.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm