Báo Mỹ thừa nhận: Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga là mối đe dọa thực sự
Theo chuyên gia của tạp chí National Interest, chiếc máy bay này thực sự là một đối thủ của tiêm kích tàng hình F-35, con cưng của quân đội Mỹ.
“Quái vật biển” VA-111 Shkval: Siêu ngư lôi Nga khiến kẻ thù kinh hãi / Mỹ lộ trang bị của tàu đổ bộ nhỏ đối phó Nga
Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga.
Theo phóng viên chuyên mảng quốc phòng của tờ tạp chí Mỹ, rất ít máy bay chiến đấu thời kỳ hiện đại phải hứng chịu vô số những điều tiếng, tranh cãi như máy bay tàng hình Sukhoi Su-57 của Nga trong thập kỷ qua. Nhưng mặc dù nhiều lần bị nói là một dự án đã chết, những chiếc Su-57 được sản xuất nối tiếp đầu tiên vẫn đang ở đây - và chúng có một loạt các khả năng tiên tiến có thể đe dọa đáng ngại đối với các khí tài của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tập đoàn Máy bay Hợp nhất của Nga (UAC) đã thiết kế Su-57 với ý tưởng về một nền tảng chiếm ưu thế trên không hàng đầu và với các dấu hiệu ban đầu, UAC đã thành công. Su-57 có thể cạnh tranh với tiêm kích F-35 của hãng Lockheed Martin trong một cuộc chạy đua về tính khí động học thuần túy, có thể đạt tốc độ lên đến Mach 2 (gấp hai lần tốc độ âm thanh) mà không cần sử dụng chế độ đốt sau cực kỳ hao tốn nhiên liệu, và tầm hoạt động ở chế độ bay cận âm lên đến 3.500 km.
Máy bay hy sinh một phần hiệu suất tàng hình cho lực đẩy vectơ, gia tăng khả năng cơ động đáng kinh ngạc trong các tình huống không chiến. Như đã lưu ý trước đó của The National Interest, Su-57 không phải là một máy bay chiến đấu tàng hình chuyên dụng vì nó là một máy bay chiến đấu chống tàng hình — một cỗ máy được chế tạo có mục đích sử dụng tốc độ, khả năng cơ động và các công cụ chế áp vũ khí để phát hiện, vô hiệu hóa các mục tiêu trên không ưu tiên cao với hiệu quả cực cao.
Su-57 được trang bị kho tên lửa không đối không mạnh mẽ. Là phiên bản cải tiến của tên lửa tầm trung R-77 ra đời đầu những năm 2000, tên lửa dẫn đường bằng radar ngoài tầm nhìn K-77M có thiết bị dò tìm radar mảng pha quét điện tử chủ động và phạm vi bắt bám mục tiêu hơn 150 km. Máy bay còn được trang bị vũ khí tầm ngắn là hai tên lửa dẫn đường hồng ngoại K-74M2. Su-57 được cho là sẽ được trang bị tên lửa siêu vượt âm tầm xa R-37M sắp ra đời.
Mặc dù được thiết kế chủ yếu cho các nhiệm vụ không đối không, Su-57 cũng có khả năng tấn công mặt đất hạn chế với tên lửa chiến thuật Kh-38, các loại bom dẫn đường từ họ KAB. Cuối cùng, Su-57 cũng có thể mang một phiên bản tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal.
Điện Kremlin đã đạt được những bước tiến lớn trong những năm gần đây nhằm giảm giá thành của Su-57, giúp sản xuất hàng loạt dễ dàng hơn và cho phép ngành công nghiệp quốc phòng Nga xuất khẩu với giá cạnh tranh hơn. Với chi phí dự kiến cho mỗi chiếc chỉ 40 triệu USD, Su-57 tiên tiến hơn rõ rệt nhưng dường như không đắt hơn (hoặc không đáng kể) so với tiêm kích hiệu suất cao Su-35.
Su-57 được trang bị gói thiết bị điện tử hàng không tích hợp IMA BK giúp theo dõi đối phương và đề xuất các phương án tác chiến hiệu quả nhất cho phi công. Máy bay có radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) gắn bên hông để tăng cường nhận thức tình huống cho phi công. Để phù hợp với nhiệm vụ chống tàng hình, Su-57 có hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại 101KS để phát hiện và bắt bám máy bay tàng hình ở tầm xa.
Mùa hè năm 2019, Bộ Quốc phòng Nga đã phát hành một video mô tả máy bay không người lái Okhotnik-B sắp ra mắt của Sukhoi bay cùng với Su-57. Rất có thể chiếc máy bay không người lái đang được phát triển như một loại vũ khí bổ trợ cho Su-57, nâng cao hiệu suất của dòng máy bay chiến đấu này bằng liên kết dữ liệu và hỗ trợ trinh sát. Okhotnik dường như cũng có một số khả năng tấn công hạn chế, cho phép nó tấn công ở những chiến trường được coi là có nguy cơ quá cao đối với Su-57.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo