Quốc tế

Bất ngờ tiếp theo tại MAKS-2021 đến từ MiG-144

Sau tiêm kích tàng hình Checkmate, Nga tiếp tục gây bất ngờ với dự án hồi sinh tiêm kích MiG-144 được công bố tại Triển lãm hàng không MAKS-2021.

Vũ khí bất thường của "Gấu" Nga Tu-95MS khiến nhà phân tích Mỹ kinh ngạc / Chuyên gia Knutov nói về danh sách những "siêu vũ khí" bất thành của Mỹ

Tại MAKS-2021, hãng MiG lần lượt giới thiệu một số phát triển mới cực tối tân của mình, trong đó có chiếc UAV tàng hìnhvới phần đầu khá giống với chiếc S-70 Okhotnik nhưng kết cấu đuôi có nhiều điểm tương đồng với Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ.

Đặc biệt tại triển lãm lần này, MiG còn công bố mô hình cải tiến của máy bay MiG-144 với lời giới thiệu tiêm kích này sẽ được hồi sinh để đối trọng với những tiêm kích tàng hình của phương Tây như F-22 và F-35.

Bat ngo tiep theo tai MAKS-2021 den tu MiG-144
Nguyên mẫu cải tiến của chiếc MiG-144 tại MAKS-2021.

"Tiêm kích MiG-144 sẽ được hồi sinh để trang bị cho Không quân Nga và hướng đến xuất khẩu", MiG giới thiệu. Tuy nhiên nguồn tin không tiết lộ thời điểm chương trình tái khởi động MiG-144 chính thức bắt đầu.

Đánh giá về kế hoạch trở lại của MiG-144, trang Popular Mechanics của Mỹ cho rằng, đây rõ ràng là thông tin không vui với tiêm kích Mỹ dù đó là F-22 hay F-35. Theo báo Mỹ, MiG-144 là có nhiều công nghệ giảm thiểu tín hiệu vô tuyến, giúp máy bay tàng hình trước radar đối phương.

Năm 2000, mẫu MiG 144 bay thử 2 lần, và sau đó dự án này bị niêm cất với những lý do không thực sự rõ ràng. Theo một số nguồn tin quân sự Nga, lý do chính khiến chương trình MiG-144 bị đóng băng là Moscow đã có sự lựa chọn của mình với tiêm kích tàng hình thế hệ 5.

Cụ thể, Không quân Nga đã chọn tiêm kích T-50 (Su-57) cho chương trình chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 duy nhất của mình trong cuộc canh tranh với tiêm kích MiG-144 của MiG.

Ngoài lý do kể trên, theo truyền thông Nga, sở dĩ Moscow lạnh nhạt với tiêm kích MiG-144 là do vào thời điểm đó ngân sách hạn hẹp không cho phép Nga đồng thời thực hiện 2 chương trình máy bay tàng hình. Nhưng đâu mới thực sự là lý do khiến MiG-144 phải lưu kho thì chỉ có chính giới quân sự Nga mới rõ.

 

Tuy nhiên, sau hơn 20 năm rơi vào quên lãng, hãng chế tạo máy bay MiG gây bất ngờ với tuyên bố hồi sinh dự án chế tạo tiêm kích thế hệ năm dựa trên nguyên mẫu của MiG-144. "Đây là phiên bản tiêm kích hạng nhẹ trong tương lai dành cho không quân chiến thuật", đại diện Tập đoàn chế tại hàng không Nga thông báo.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự, đây rõ ràng là một quyết định đầy mạo hiểm của hãng chế tạo MiG bởi quyết định này được đưa ra khi hãng này chưa nhận được bất kỳ đơn đặt hàng nào.

Tiêm kích MiG-144 được trang bị 2 động cơ AL-41F. Đây là loại động cơ đầu tiên trên thế giới có tính năng điều khiển véc tơ lực đẩy. Nhờ loại động cơ tiên tiến này mà MiG-144 có khả năng siêu cơ động, thực hiện được nhiều động tác vô cùng khó mà các máy bay khác không làm được.

Hệ thống điện tử trên MiG-144 khiến Mỹ và phương Tây cũng phải kính nể. MiG-1.44 được trang bị radar xung Doppler với một ăngten quét mảng pha điện tử quét bị động. Hệ thống radar được kết nối với hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép chiếc máy bay giao chiến với 20 mục tiêu riêng biệt cùng lúc.

Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, MiG-144 hoàn toàn có khả năng tấn công tương đương với siêu tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ. Vũ khí chính của MiG-144 có thể mang 8 tên lửa hiện đại R-77.

 

Ngoài ra, một số thông tin cho rằng, MiG-144 là máy bay thí nghiệm kỹ thuật tàng hình plasma của Nga, cho phép máy bay có khả năng tàng hình mà không làm ảnh hưởng tới hình dạng bên ngoài.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm