Quốc tế

Iskander có tầm bắn lên đến 5000 km

Tầm bắn của tên lửa 9M729 lên đến 5000 km

Israel sử dụng vũ khí và trang thiết bị chiến lợi phẩm như thế nào? / Mỹ sẽ đối phó Avangard bằng... vũ khí mới?

Trong ảnh: Hệ thống tên lửa chiến thuật-tác chiến “Iskander-M” (Ảnh: Vadim Savitsky / TASS)

Trong ảnh: Hệ thống tên lửa chiến thuật-tác chiến “Iskander-M” (Ảnh: Vadim Savitsky / TASS)

Các tổ hợp chiến thuật-tác chiến của Nga (OTRK) "Iskander-M" có khả năng tấn công 14 thủ đô của các nước NATO, đã được tờ QQ-Tencent của Trung Quốc phân tích.

Có thể các chuyên gia Trung Quốc đã biết thêm điều gì đó về tiềm năng của tên lửa Nga, nhưng bán kính tiêu diệt được tuyên bố chỉ là 500 km.

Không loại trừ phương án OTRK dễ dàng được triển khai đến bất kỳ khu vực nào trên thế giới bằng máy bay vận tải quân sự, nhưng điều này chỉ xảy ra trong trường hợp có chiến sự.

Nếu nói về khoảng cách, thì thực ra, “Iskander” được triển khai ở vùng Kaliningrad sẽ giữ trong tầm ngắm Vilnius, Riga và Tallinn, có thể bay đến Warsaw và thậm chí đến các vùng ngoại ô của Berlin (cách 527 km) hoặc Stockholm (534 km theo đường chim bay).

 

Tuy nhiên, từ Syria, nơi các OTRK của Nga cũng có mặt, chúng có thể tấn công Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia thuộc NATO), nếu di chuyển chúngtừ căn cứ Khmeimim hoặc Tartus đến biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.

“Iskander” không vươn đến được Rome, Athens hay các thủ đô của Romania, Bulgaria và các nước Balkan là thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, có khoảng cách hơn một nghìn km.

Nhiều khả năng các chuyên gia Trung Quốc đã tính đến khả năng phá hủy của các hệ thống tên lửa khác của Nga, nhưng lại gọi chúng dưới cái tên chung là “Iskander” trong sửa đổi "M".

Toàn bộ "sự kinh dị" của OTRK “Iskander” nằm ở các tên lửa của tổ hợp này. Bệ phóng tự hành (SPU).

Trong thành phần của tổ hợp, ngoài bệ phóng ra còn có một xe vận tải-nạp đạn với hai tên lửa bổ sung (TZM), một xe chỉ huy, cung cấp liên lạc vô tuyến ở khoảng cách lên đến 350 km, một xe điều khiển và bảo dưỡng (MRTO), một điểm thông tin (PPI), để xác định tọa độ của mục tiêu và chuẩn bị các nhiệm vụ bay cho tên lửa. Thậm chí còn có một xe hỗ trợ sinh hoạt (LSS) được thiết kế để ăn uống, nghỉ ngơi cho các kíp chiến đấu.

 

Do tính linh hoạt của bệ phóng, “Iskander” có thể sử dụng các loại tên lửa hoàn toàn khác nhau. Trong số các tên lửa tiêu chuẩn có tên lửa đạn đạo bán phần 9M723 “Iskander”-M với tầm bắn lên tới 500 km, cũng như tên lửa “Iskander”-K với tên lửa hành trình 9M728, với phạm vi tấn công mục tiêu xấp xỉ như đã công bố.

Đồng thời, có thể "đẩy" vào OTRK tên lửa 9M729, trở thành lý do để Hoa Kỳ chấm dứt Hiệp ước INF, cũng như tên lửa Kh-101 có khả năng kết liễu mục tiêu ở khoảng cách trên 5 nghìn km.

Cả hai tên lửa này đều chưa được chính thức xác nhận là “Iskander” sẽ sử dụng. Nhưng nếu "cỡ nòng" cho phép thì hoàn toàn có thể phóng chúng từ tổ hợp này.

Nga không dùng “Iskander” để đe dọa màđã sử dụng thành công trong điều kiện thực chiến ở Syria. Tổ hợp này lần đầu tiên được trình diễn trong Lễ duyệt binh Chiến thắng, diễn ra vào ngày 24 tháng 6 năm 2020 tại căn cứ không quân Khmeimim, mặc dù sự hiện diện của “Iskander”-M ở Syria không được công bố đặc biệt trước đó. Lần đầu tiên OTRK này "thắp sáng" trên mảnh đất Trung Đông từ năm 2017, mặc dù một số người cho rằng nó đã có mặt từ trước đó.

Việc sử dụng tổ hợp này ở Syria đã được Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu chính thức công bố khi ông giải thích việc sử dụng tổ hợp này là do nhu cầu thực hiện các cuộc tấn công chính xác cao nhằm vào các mục tiêu quan trọng của phiến quân cùng với tên lửa hành trình “Kalibr” và một số vũ khí khác.

 

Sau chuyến thăm Damascus vào cuối năm 2018, Phó Thủ tướng Yuri Borisov cũng đã có báo cáo về hệ thống tên lửa này: "Hệ thống tên lửa “Iskander”-M của Lực lượng Mặt đất đã xác nhận tính hiệu quả của nó". Đồng thời, theo ông, Nga đã phân tích việc sử dụng các thiết bị quân sự ở Syria, kết quả là "tất cả những thiếu sót được xác định đã được loại bỏ kịp thời."

Hệ thống tên lửa tác chiến “Iskander-M” được thiết kế để bí mật thực hiện các cuộc tấn công tên lửa hiệu quả chống lại các mục tiêu quy mô nhỏ và đặc biệt quan trọng nằm sâu trong đội hình tác chiến của đối phương.

Được biết, tên lửa R-500 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với bộ thu tín hiệu GPS / GLONASS. Nó mang tải trọng chiến đấu 500 kg, có thể được sử dụng như một đầu đạn hạt nhân có công suất từ ​​10 đến 50 kiloton. Tên lửa có khả năng bắn trúng các mục tiêu đang di chuyển và hệ số sai lệch có thể xảy ra chỉ 5 mét.

Người ta cho rằng động cơ chính của tên lửa 9M729 tương tự như động cơ của tên lửa hành trình 3M-14 của hệ thống tên lửa Kalibr-NK và là loại RDK-300 có kích thước nhỏ, cho phép nó tăng tốc lên đến 3 Mach khi tiếp cận mục tiêu.

Các nguồn tin phương Tây cho rằng hành trình bay của tên lửa theo một lộ trình đã được thiết lập trước phù hợp với dữ liệu trinh sát về vị trí của mục tiêu và sự hiện diện của hệ thống phòng không đối phương, tên lửa có thể vượt qua ở độ cao cực thấp, với khả năng tự động vòng tránh chướng ngại địa hình và tự dẫn đường ở chế độ im lặng trong phần chính.

 

Nhìn chung, theo các chuyên gia nước ngoài, đặc điểm hoạt động của 9M729 như sau: trọng lượng phóng khoảng 2500 kg, đường kính 533 mm, độ cao bay 50-150 m, tốc độ bay 180-240 m/s, tầm bắn 500-5.500 km, trọng lượng đầu đạn - 500 kg, loại đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, có thể được trang bị đầu đạn phân mảnh nổ cao với tùy chọn kích nổ trên không.

Trong khi Hiệp ước INF đang có hiệu lực, tiềm năng của các hệ thống tên lửa này chưa được tiết lộ đầy đủ, và giờ đây, chẳng hạn như tại cuộc tập trận Kavkaz-2020 hồi năm ngoái, “Iskander”-M đã thực hiện các vụ phóng mà không sử dụng tên lửa tầm xa hơn. Tuy nhiên, chúng cũng đã bắn trúng mục tiêu tại bãi tập “Kapustin Yar”.

Và nếu các chuyên gia Trung Quốc nói về khả năng “Iskander-M” vươn tới thủ đô của 14 quốc gia NATO, thì họ ám chỉ việc OTRK sử dụng tên lửa 9M729 này. Và điều này cũng là không thừa cho nhận thức của châu Âu: Khoảng cách từ Kaliningrad đến Madrid (Tây Ban Nha cũng là một quốc gia thuộc NATO) là 2.390 km, rất dễ với tới. Chưa kể Brussels, Paris hay London ...

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm