Quốc tế

Bộ 3 siêu vũ khí của Nga khiến Mỹ 'bất lực'

Hãng Sputnik vừa công bố bộ 3 siêu vũ khí thế hệ mới của Nga khiến đối thủ không có cách nào đối phó.

Thành phố nào trên thế giới phòng thủ vũ khí hạt nhân tốt nhất? / Nhật Bản tham gia "cuộc đua" vũ khí siêu thanh

Vũ khí đầu tiên được báo Nga nói đến chính là tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon. Dự án tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm, được biết đến từ đầu những năm 2010, đến năm 2019, Tổng thống Vladimir Putin đã tiết lộ một phần các đặc tính của tên lửa mới: tốc độ Mach 9, tầm bay hơn 1000km.

Tên lửa có thể tấn công cả chiến hạm lần mục tiêu trên đát liền. Giới quân sự Mỹ khẳng định, hệ thống phòng thủ tên lửa của đối thủ tiềm năng có khả năng phát hiện ra Zircon khi đang bay nhưng không thể đánh chặn.

Phần lớn quãng đường, tên lửa bay ở độ cao vài chục km, liên tục thay đổi quỹ đạo và cơ động. Đầu đạn tương đối nhỏ - khoảng 200kg. Nhưng riêng động năng khổng lồ đã đủ để phá hủy một con tàu mặt nước cỡ lớn, chưa kể đến sức mạnh của chất nổ thông thường hoặc hạt nhân.

Bo 3 sieu vu khi Nga khien My bat luc
Siêu ngư lôi Shkval sẽ được thay thế bằng vũ khí tối tân hơn.

Hồi tháng 12/2019, tên lửa lần đầu tiên được phóng từ tàu chiến. Các thử nghiệm sẽ tiếp tục trong năm nay. Theo kế hoạch, Zircon sẽ được trang bị cho tàu mặt nước với bệ phóng của Kalibr và Onyx, cho tàu ngầm hạt nhân đa năng Khasky thế hệ thứ 5, tàu chống ngầm cỡ lớn Shaposhnikov, tàu ngầm hạt nhân đa năng sau nâng cấp Irkutsk.

Vũ khí tiếp theo được được báo Nga giới thiệu là ngư lôi Phulyar. Dù đây không phải là siêu vũ khí nhưng mỗi đòn tấn công đều không cho đối phương cơ hội sống sót.

Phulyar có phạm vi hơn tiêu diệt mục tiêu tới 60km, tốc độ khoảng 120 km/h và có thể diệt mọi tàu ngầm đang lặn sâu tới 400m. Ở độ sâu tấn công đạt được, mọi tàu ngầm Mỹ đều nằm trong nguy cơ bị tấn công nếu xảy ra xung đột bởi.

Điều làm nên sự đặc biệt của ngư loi này là dù bơi với tốc độ cực nhanh nhưng độ ồn tạo ra rất nhỏ. Năng lực tấn công của Phulyar đã chứng minh, vũ khí này sở hữu những tính năng vượt trội so với ngư lôi Mk-48 của Hải quân Mỹ.

Theo kế hoạch, Phulyar sẽ được ưu tiên trang bị cho tàu ngầm hạt nhân lớp Borey và Yasen. Ngoài Phulyar, Nga cũng đang phát triển ngư lôi tốc độ cao Khishnik - ngư lôi sẽ được dùng để thay thế ngư lôi Shkval được sử dụng từ những năm 1970.

 

Cùng với những vũ khí kể trên, Nga tăng cường khả năng tấn công chiến lược khi phát triển RS-28 Sarmat thay thế tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) R-36M Voevoda. Dòng tên lửa chiến lược này sẽ chính thức được đưa vào trang bị trong quân đội Nga từ năm 2021.

RS-28 có khả năng bay siêu vượt âm với tầm bắn 18.000km qua Bắc Cực hoặc Nam Cực. Phần chiến đấu của tên lửa có thể mang ít nhất 10 đầu đạn hạt nhân tự dẫn riêng biệt. Trong tương lai, Sarmat có thể mang theo Avangard - một tàu lượn siêu âm với đầu đạn hạt nhân bay với vận tốc Mach 15.

Đạn Avangard được bảo vệ khỏi nhiệt động học cao khủng khiếp, trước sóng radar và bức xạ laser. Ngoài ra đầu đạn có khả năng cơ động phi thường, vì vậy không thể bị đánh chặn bằng hệ thống phòng thủ tên lửa cả trong hiện tại và tương lai từ đối phương.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm