Thành phố nào trên thế giới phòng thủ vũ khí hạt nhân tốt nhất?
Tàu bệnh viện Mỹ gây tranh cãi khi mới tiếp nhận 20 bệnh nhân ở New York / Gần 53.200 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 trên toàn thế giới
Năm 1972, Hiệp ước tên lửa chống đạn đạo (ATBM) được ký kết giữa Mỹ và Liên Xô. Không giống như hầu hết các hiệp ước kiểm soát vũ khí, ABMT không tập trung vào vũ khí tấn công, mà tập trung vào các hệ thống phòng thủ được thiết kế để chống lại các tên lửa đó.
Về cơ bản, Mỹ và Liên Xô chỉ được có tối đa hai hệ thống tên lửa chống đạn đạo (ABM). Các hệ thống này không thể che phủ toàn bộ quốc gia. Hai hệ thống ABM phải cách nhau ít nhất 1.300 km. Mỗi hệ thống ABM có không quá 100 bệ phóng tên lửa.
Ngoài ra, cả hai bên đều đồng ý hạn chế cải tiến chất lượng công nghệ ABM, ví dụ: không phát triển, thử nghiệm hoặc triển khai các bệ phóng ABM có khả năng phóng nhiều tên lửa đánh chặn cùng một lúc hoặc sửa đổi các bệ phóng hiện có để hệ thống này trở lại trạng thái sẵng sàng khai hỏa nhanh chóng cũng bị cấm. Hiệp ước cũng cấm các tên lửa đánh chặn có nhiều đầu đạn dẫn đường độc lập.
Một hệ thống ABM có thể được sử dụng để bảo vệ tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và hệ thống kia có thể được sử dụng để bảo vệ khu vực đô thị. Trong trường hợp Liên Xô là thủ đô Moscow.
Hệ thống ABM ban đầu của Liên Xô là A-35, được cho phép theo Hiệp ước tên lửa chống đạn đạo. Khi hoàn thành, A-35 có 4 trạm chiến đấu được bố trí xung quanh thủ đô Moscow.
Việc chế tạo A-35 bắt đầu từ những năm 1950. Ngay từ đầu, các trạm chiến đấu đã được trang bị tên lửa Galosh ABM-1. Thay vì chọn một đầu đạn chính xác, có thể đánh bật ICBM của Mỹ trên không, hoặc đủ gần để phát nổ và bắn hạ nó, Liên Xô đã chọn vũ khí khu vực.
Ưu điểm của vũ khí hạt nhân phòng thủ là về mặt lý thuyết, ABM sẽ không phải ở gần ICBM của Mỹ để đánh bật tên lửa khỏi quỹ đạo bay, vô hiệu hóa nó. Nếu tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch, ABM sẽ nổ tung ngoài bầu khí quyển để giảm bụi hạt nhân, khi một ICBM đang ở điểm quỹ đạo cao nhất.
Tuy nhiên, hệ thống không hoàn hảo. Năm 1967, Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) kết luận rằng có khả năng ABM của Moscow không thể hóa giải mọi đe dọa tên lửa của Mỹ đối với Moscow; hệ thống phòng thủ có thể bị bão hòa và không có thành phần nào trong hệ thống được tăng cường chống lại các vụ nổ hạt nhân.
Tuy nhiên, hệ thống ABM của Moscow được nâng cấp vào năm 1995. Số lượng tên lửa (thông thường và có đầu đạn hạt nhân) được mở rộng, các radar cảnh báo sớm được nối mạng để đưa ra cảnh báo sớm hơn và chính xác hơn cho tên lửa ABM.
Rõ ràng có một kế hoạch nâng cao khả năng của ABM Nga. Cụ thể, đổi hạt nhân bằng chất nổ thông thường, dựa vào các bệ phóng di động, thay vì các hầm chứa tên lửa ngầm (silo). Hệ thống A-235 này được thiết kế để giải quyết các thiếu sót trong thế hệ hệ thống ABM của Liên Xô trước đây không có khả năng bảo vệ đầy đủ trước các tên lửa siêu thanh.
Với những khó khăn kinh tế mà Nga gặp phải, vẫn còn phải xem liệu A-235 có thể được thực hiện hay không.
End of content
Không có tin nào tiếp theo