Quốc tế

Các nước châu Âu áp đặt hạn chế với người chưa tiêm vaccine COVID-19 như thế nào?

Khi mùa đông đến và số ca mắc COVID-19 mới tăng đột biến trên khắp châu Âu, một số quốc gia trong khu vực đang áp dụng các biện pháp hạn chế đối với những người chưa tiêm chủng nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Sắp có thêm tàu sân bay, Trung Quốc vẫn rất khó “vượt mặt” Mỹ / Chuyên gia Nga: S-550 sẽ thuộc loại vũ khí chống vệ tinh

Đức

Đứcbắt buộc người dân đi tiêm vaccine COVID-19 và thông báo kế hoạch hạn chế nhiều hoạt động giải trí đối với những người chưa tiêm chủng ở hầu hết các khu vực trên đất nước.

Thủ tướng Angela Merkel hôm 18/11 đã đưa ra quy định chỉ cho phép những người đã tiêm vaccine hoặc đã phục hồi sau COVID-19 được tiếp cận với những dịch vụ công cộng như nhà hàng, quán bar và rạp hát.

Người dân phải đeo khẩu trang khi đến một khu phố mua sắm trong khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao ở Gelsenkirchen, Đức. Ảnh: AP
Người dân phải đeo khẩu trang khi đến một khu phố mua sắm trong khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao ở Gelsenkirchen, Đức. Ảnh: AP

Đây là một nỗ lực mới nhất của giới chức Đức nhằm ngăn chặn sự gia tăng số ca nhiễm SARS-CoV-2 mới mà không phải áp dụng lệnh phong tỏa.

“Chúng ta đang ở trong làn sóng lây nhiễm thứ tư và cần đưa ra những quyết định cần thiết để ứng phó tình hình vô cùng nghiêm trọng”, bà Merkel nhấn mạnh.

Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, lần đầu tiên ghi nhận hơn 65.000 ca mắc COVID-19 mới trong một ngày hôm 18/11. Các giường chăm sóc đặc biệt ở các bệnh viện tại Đức đã bịquá tải do số lượng bệnh nhân COVID-19 tăng vọt.

Bên cạnh đó, các quan chức y tế Đức cũng đồng ý tiếp tục xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, chương trình đã tạm dừng khi số ca mắc bệnh mới giảm.

“Tiêm phòng là biện pháp để thoát khỏi đại dịch, đặc biệt trong thời điểm hiện nay”, bà Merkel nói.

 

“Chúng tôi chưa bao giờ rơi vào tình trạng báo động về dịch bệnh như hiện tại. Các bệnh viện đang trong tình trạng quá tải”, Lothar Wieler, người đứng đầu Viện Robert Koch, cơ quan kiểm soát dịch bệnh của Đức, nhấn mạnh.

Hy Lạp

Hy Lạp và một số quốc gia châu Âu khác ngày 18/11 đã áp đặt nhiều biện pháp hạn chế đối với những người chưa tiêm vaccine COVID-19 sau khi số ca mắc bệnh tăng vọt trong những tuần gần đây.

Từ ngày 22/11, những người chưa tiêm chủng sẽ không được phép tới các địa điểm có không gian kín như nhà hàng, rạp chiếu phim, bảo tàng và phòng tập thể dục, ngay cả khi họ có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Trong bài phát biểu trên truyền hình trước cả nước, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã kêu gọi người dân đi tiêm chủng.

 

Tới nay, Hy Lạp đã tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 62% dân số trong khoảng 11 triệu người. Các nhà chức trách hy vọng tỷ lệ tiêm chủng có thể tăng lên 70% vào mùa thu.

“Đây thực sự là một đại dịch đối với những người chưa tiêm chủng. Hy Lạp đang phải hứng chịu những tổn thất không đáng có vì tỷ lệ tiêm chủng của đất nước không cao bằng các nước châu Âu khác”, ông Mitsotakis nói.

Tuy nhiên, ông Mitsotakis cho biết những người chưa tiêm vaccine vẫn có thể đến nhà thờ nếu có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Theo quy định mới ở Hy Lạp, chứng nhận tiêm chủng của những người trên 60 tuổi sẽ có giá trị trong vòng 7 tháng sau khi tiêm hai mũi vaccine, điều này nhằm khuyến khích họ .

Số ca nhiễm virus mới hàng ngày ở Hy Lạp trong tháng này tăng cao kỷ lục, gây áp lực lên hệ thống y tế vốn đã gặp nhiều khó khăn ở nước này. Hy Lạp ghi nhận 7.317 ca mắc COVID-19 mới và 63 ca tử vong vào ngày 18/11. Tới nay, nước này có tổng 861.117 ca nhiễm virus và 17.075 ca tử vong do dịch bệnh.

 

Trước đó, từ đầu tháng 11, những người chưa tiêm chủng cũng không được phép vào nhà hàng, quán bar và quán cà phê.

Áo

Đầu tuần này, Áo đã ban bố lệnh giới hạn đối với người chưa tiêm chủng, trong bối cảnh chính phủ đang nỗ lực giảm sức ép lên hệ thống y tế.

“Tình hình dịch bệnh tại Áo đang diễn biến nghiêm trọng, nên bước đi này là cần thiết”, Thủ tướng Alexander Schallenberg nói.

Khoảng 65% trong số gần 9 triệu dân số Áo đã tiêm chủng đầy đủ, thấp hơn tỷ lệ tiêm chủng trung bình của EU là 67%.

 

Theo quy định mới, những người trên 12 tuổi chưa tiêm vaccine hoặc không thuộc nhóm đã phục hồi sau khi mắc COVID-19 sẽ không được phép ra khỏi nhà, ngoại trừ đi mua đồ dùng thiết yếu, tập thể dục hoặc cần hỗ trợ về y tế.

Các hạn chế từ ngày 14/11 sẽ mở rộng những biện pháp được áp dụng cách đó một tuần, trong đó những người chưa tiêm chủng sẽ không được phép đến các địa điểm như nhà hàng, khách sạn, nhà hát và cáp treo lên đỉnh núi trượt tuyết.

Trong khi Hà Lan đang đối phó với sự gia tăng số ca mắc bệnh bằng cách tái áp đặt một phần lệnh phong tỏa đối với tất cả mọi người, Áo muốn tránh áp đặt thêm các hạn chế đối với những người đã tiêm chủng đầy đủ.

Bộ trưởng Y tế Áo Wolfgang Muckstein cho biết, lệnh giới hạn mới, không áp dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người đã phục hồi sau COVID-19, ban đầu sẽ kéo dài 10 ngày.

Bộ trưởng Nội vụ Karl Nehammer cho biết, cảnh sát sẽ kiểm tra tình trạng tiêm chủng của người dân và những người vi phạm có thể bị phạt tiền lên tới 1.450 euro. “Kể từ ngày mai, mọi người dân sống ở Áo đều có thể bị cảnh sát kiểm tra tình trạng tiêm chủng”, ông Nehammer nói hôm 14/11.

 

Trong những tháng vừa qua, Áo đã yêu cầu người dân xuất trình chứng minh đã tiêm chủng đầy đủ, bằng chứng đã phục hồi sau COVID-19 hoặc xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 khi tới nhà hàng, rạp hát, quán cà phê và cửa hàng làm tóc.

Ông Schallenberg và ông Muckstein đã kêu gọi những người chưa tiêm vaccine hãy đi tiêm chủng.

Hôm 13/11, Áo ghi nhận số ca nhiễm virus mới đạt mức kỷ lục với 13.152 ca. Áo là một trong những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất châu Âu, với tỷ lệ mắc bệnh trong 7 ngày là 815 người trên 100.000 người.

Đan Mạch

Thủ tướng Mette Frederiksen cho biết, Đan Mạch sẽ áp dụng lại thẻ xanh vaccine do số ca mắc bệnh mới tăng mạnh, chưa đầy 2 tháng sau khi nước này dỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế phòng COVID-19.

 

Bà Frederiksen thừa nhận rằng, việc tái áp dụng các hạn chế sẽ khiến cuộc sống của những người chưa được tiêm chủng trở nên khó khăn hơn. “Nhưng tôi nghĩ đó là điều nên làm”, bà Frederiksen nói.

Tới nay, 85,9% người trên 12 tuổi tại Đan Mạch đã được tiêm chủng đầy đủ.

Vào cuối tuần trước, các nhà chức trách đã cảnh báo nguy cơ các bệnh viện quá tải vì bệnh nhân mắc COVID-19, cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.

“Các cơ quan y tế dự đoán sẽ có nhiều người mắc COVID-19 và phải nhập viện hơn, nhưng mọi thứ đã diễn ra nhanh hơn dự kiến”, Thủ tướng Đan Mạch nói.

Người dân khi tới các quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ đêm sẽ phải trình thẻ xanh vaccine. “Người dân có thể sẽ phải luôn mang thẻ xanh vaccine bên người. Nó mang lại sự an tâm khi đến rạp chiếu phim hoặc một buổi hòa nhạc”, bà Frederiksen nói thêm.

 

Đan Mạch là quốc gia đầu tiên triển khai sử dụng thẻ xanh vaccine vào mùa xuân năm 2020, khi đó số ca mắc bệnh mới ở nước này thấp hơn 4 lần so với hiện tại.

Cho đến nay, Đan Mạch ghi nhận 2,792 ca tử vong do COVID-19.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm