Quốc tế

Cách Iskander-M biến Su-27, S-300 thành con mồi

Theo Reuters, quân đội Nga vừa sử dụng tên lửa Iskander-M tấn công và phá hủy tiêm kích Su-27 và hệ thống phòng không S-300 của Ukraine.

Nga sở hữu công nghệ hạt nhân độc nhất trên thế giới / Ba Lan tuyên bố không chuyển hệ thống Patriot của Mỹ cho Ukraine

Đòn đánh chính xác

Thông tấn Anh dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Sáng 12/6, Nga đã thực hiện đòn tập kích hiệp đồng bằng tên lửa tầm xa chính xác cao và máy bay không người lái (UAV) nhằm vào bãi đỗ phi cơ và hạ tầng căn cứ không quân Ukraine, cùng điểm đóng quân của lính đánh thuê nước ngoài, kho đạn và trại huấn luyện đối phương. Tất cả mục tiêu đều bị đánh trúng".

Hình ảnh từ UAV trinh sát tầm cao được công bố cùng ngày cho thấy đòn tập kích bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M nhằm vào trận địa tên lửa phòng không S-300PT tại làng Polyvyanoye thuộc tỉnh Poltava, miền trung Ukraine, và sân bay quân sự Mirgorod cách đó khoảng 10 km.

Những địa điểm bị tập kích nằm sâu trong hậu phương của Ukraine, cách tiền tuyến gần 150 km, nhưng UAV Nga vẫn liên tục quần thảo và không có dấu hiệu bị ngăn chặn.

Hình ảnh đầu video cho thấy, tổ hợp S-300PT được triển khai phân tán với các thành phần gồm xe chỉ huy, radar hỏa lực 30N6 và radar bắt thấp đặt trên tháp nâng 40V6M cao khoảng 40 m để tăng tầm hoạt động, cùng hai xe chở đạn kiêm bệ phóng ở trạng thái chưa triển khai.

Đòn tấn công gây nổ lớn bùng lên tại vị trí đài chỉ huy, đồng thời tạo ra lượng lớn mảnh văng và sóng xung kích lan ra xung quanh.

Các xe bệ phóng trúng mảnh, gây ra nổ thứ cấp và làm tên lửa tự phóng khỏi bệ. Một vụ nổ khác bùng lên sau đó, nhưng chưa rõ có phải đòn đánh bồi bằng tên lửa Iskader thứ hai hay không.

Bộ Quốc phòng Nga cho hay: "UAV giám sát mục tiêu xác nhận toàn bộ tổ hợp, gồm đài chỉ huy, hai radar và hai bệ phóng, đã bị xóa sổ".

Tên lửa Iskander-M hoạt động tại Ukraine.

Tên lửa Iskander-M hoạt động tại Ukraine.

Trong video tiếp theo, nhiều tiêm kích Su-27 Ukraine nằm tại sân đỗ có công sự che chắn, gần đó là xác của ít nhất 5 máy bay bị phá hủy trong những cuộc tập kích trước đây.

Quả đạn Iskander-M lao xuống và phát nổ tại điểm đỗ máy bay Su-27UB nhưng không gây ra cháy lớn, nhiều khả năng vì máy bay không mang vũ khí và nhiên liệu do đang ở trạng thái nghỉ.

Iskander-M mạnh hơn nhiều ATACMS

Đánh giá về tên lửa Iskander-M vừa thực hiện đòn tấn công, Brian Berletic, nhà phân tích địa chính trị và cựu quân nhân của Thủy quân lục chiến Mỹ cho rằng, Iskander-M mạnh hơn nhiều khi so với ATACMS được Mỹ cung cấp cho Ukraine.

 

Theo ông, hoạt động của hệ thống tên lửa Iskander đã góp phần đáng kể vào việc tấn công cơ sở hạ tầng quân sự và nhân sự của Ukraine trong chiến dịch đặc biệt.

"Tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskander-M của Nga là một hệ thống vũ khí mạnh hơn nhiều so với loại vũ khí tương đương của nó là ATACMS do Mỹ sản xuất mới được chuyển đến Ukraine", Berletic cho biết.

Vậy nhận xét của Berletic có đúng không? Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm của Iskander-M và ATACMS - còn được gọi là Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân MGM-140.

Kích thước: Mỗi tên lửa Iskander có chiều dài 7,3m, đường kính thân 0,92m và nặng 3.800 kg. Tên lửa ATACMS dài 3,96m có đường kính thân 0,61m và nặng tới 1.670 kg. Trọng lượng đầu đạn của tên lửa Iskander là 480 kg so với đầu đạn 224 kg của ATACMS.

Tầm bắn: Tên lửa Iskander và ATACMS có tầm bắn tối đa lần lượt là 500 km (310 dặm) và 300 km (186 dặm). Trọng tải: Tên lửa ATACMS có thể mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, bao gồm cả đầu đạn nổ đơn hoặc đạn chùm.

 

Tên lửa Iskander cũng có khả năng mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, như loại có sức nổ mạnh thông thường, đạn chùm hay thậm chí là đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Tính cơ động: Tên lửa ATACMS thường được phóng từ Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS) hoặc Hệ thống tên lửa phóng loạt M270 (MLRS).

Để phóng tên lửa Iskander, lực lượng Nga sử dụng phương tiện phóng - vận chuyển di động (TEL), mang lại khả năng cơ động cao và khả năng triển khai nhanh chóng.

Hệ thống dẫn đường: Tên lửa ATACMS sử dụng kết hợp hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và dẫn đường GPS để nhắm mục tiêu chính xác. Tên lửa Iskander sử dụng hệ thống dẫn đường tiên tiến, bao gồm dẫn đường quán tính, GLONASS (hệ thống định vị vệ tinh của Nga) và có thể có công nghệ dẫn đường khác.

Viktor Litovkin, một cựu chiến binh và nhà báo quân sự của Quân đội Liên Xô và Nga, trước đó đã nói rằng: "Hiệu quả của Iskander-M được công nhận ở khắp mọi nơi ở phương Tây, bởi vì tên lửa bắn trúng hồng tâm ở khoảng cách 500 km với sai lệch chỉ 5 mét, giống như một tay bắn tỉa bắn trúng mục tiêu".

 

Ông cho biết, Iskander-M được trang bị hai tên lửa để đảm bảo hỏa lực cao trong một cuộc tấn công và bệ phóng của hệ thống có thể bắn hai tên lửa đạn đạo hoặc hai tên lửa hành trình, tùy thuộc vào nhiệm vụ được giao cho kíp chiến đấu.

"Tên lửa Iskander-M có thể bay theo đường cong đạn đạo, sau đó thay đổi hướng bay sang phải, trái, lên, xuống, tức là rời khỏi đường cong đạn đạo với tốc độ siêu âm và bắn trúng mục tiêu", cựu quân nhân Nga cho biết.

Theo ông, đầu đạn của tên lửa tạo ra vụ nổ mạnh đến mức có thể phá hủy nhiều tài sản, từ sở chỉ huy, nhà máy cho đến nhóm thiết bị quân sự. Litovkin nói thêm: "Tất cả phụ thuộc vào loại đầu đạn mà Iskander trang bị".

Ông nhấn mạnh: "Các hệ thống tên lửa Iskander đóng một vai trò quan trọng kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, tấn công các mục tiêu quan trọng nhất của Ukraine, bao gồm các nhà máy nhiệt điện, khí tài quân sự và các khu tập trung nhân sự, bao gồm cả lính đánh thuê NATO".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm