Quốc tế

Cái kết đen đủi của siêu tàu sân bay 85.000 tấn Liên Xô

Ít ai biết rằng trong quá khứ Liên Xô đã từng chế tạo chiếc tàu sân bay hạt nhân cực lớn, có sức mạnh ngang ngửa với siêu tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Đáng tiếc, sự tan rã của Liên Xô đã dẫn đến cái chết tức tưởi của con tàu này.

"Mặt trận" mật mã đã giúp Liên Xô giành chiến thắng trong chiến tranh như thế nào? / Vũ khí lạ của Hồng quân Liên Xô: Tại sao trinh sát dùng đèn pha xe tải khi di chuyển

Cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, với tham vọng ngăn chặn hải quân Mỹ tiếp cận bờ biển của mình, Liên Xô đã thực hiện một dự án cực lớn nhằm chế tạo chiếc tàu sân bay lớn nhất mang tên Ulyanovsk. Tàu sân bay này chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Bản vẽ kỹ thuật đã được duyệt và chuyển đến xưởng đóng tàu Biển đen ở Ukraine, hay còn có tên khác là Xưởng Nam Nikolayev số 444 vào năm 1988.

Nhà máy này từng đóng các thiết giáp hạm, tàu sân bay trực thăng lớp Moscow và tàu sân bay lớp Kiev, nhưng không tàu nào có thể sánh được về độ hoành tráng với tàu Ulyanovsk.

Nếu hạ thủy, tàu sân bay Ulyanovsk của Liên Xô sẽ là một chiến hạm khổng lồ dài hơn 300m, trọng lượng 85.000 tấn và đủ sức chứa một phi đội gồm 70 máy bay các chủng loại.

Siêu tàu được trang bị 4 lò phản ứng hạt nhân KN-3, loại ban đầu được thiết kế cho các tuần dương hạm bọc thép lớp Kirov khổng lồ và tuần dương hạm tên lửa hạng nặng Frunze. Bởi vậy, tàu Ulyanovsk có thể dễ dàng đạt vận tốc gần 56 km/h khi hành trình.

Siêu mẫu hạm sẽ có ít nhất 44 phi cơ tiêm kích, bao gồm Su-33 và MiG-29K, phiên bản hoạt động trên tàu sân bay. Hệ thống hỗ trợ cất cánh và hạ cánh trên tàu cũng được coi là hiện đại của thời đó.

Các nhà thiết kế tàu dự tính lắp ba thang máy, mỗi chiếc có thể chở được 50 tấn để di chuyển phi cơ ra vào nhà chứa máy bay trên boong.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị các trực thăng để tìm kiếm cứu nạn và thực hiện nhiệm vụ tác chiến chống ngầm. Cận cảnh thân tàu đang được đóng khi đó.

Các kỹ sư Liên Xô tính toán tàu sẽ có 3.400 thủy thủ, bằng gần một nửa số thủy thủ trên một tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ, dù vậy đây vẫn là con số đáng kể so với các tàu khác của Liên Xô.

Tuy nhiên, tàu Ulyanovsk mới chỉ đóng được 20% khi Liên Xô tan rã vào năm 1991.

Đến năm 1992, Nga gặp vô vàn khó khăn về kinh tế, không đủ tiền để duy trì các chương trình quân sự tốn kém, và tàu Ulyanovsk bị tháo dỡ bán phế liệu.

Với một dự án đầy tham vọng thời Liên Xô nhưng cuối cùng bị Nga bán phế liệu khiến giới phân tích quân sự không khỏi tiếc nuối.

Hiện nay Nga đang tham vọng hồi sinh giấc mơ đóng siêu tàu sân bay hạt nhân với tải trọng lớn để cạnh tranh với Mỹ, thì việc nhanh chóng tháo dỡ bán phế liệu của siêu tàu sân bay Ulyanovsk lại khiến không ít người tiếc nuối.

Nga chỉ đang duy trì trong biên chế một tàu sân bay Kuznetsov, tuy nhiên chiếc tàu này liên tục hỏng hóc và hiệu suất hoạt động không hề như mong đợi.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm