Cấm vận có làm khó Nga đóng chiến hạm Leader?
Chân dung 4 tổng thống Mỹ được khắc lên núi đá / Khám phá những bờ biển tuyệt đẹp trên thế giới
Thông tin được Tổng Giám đốc Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất (USC), Alexei Rakhmanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga về chương trình siêu hạm Leader đóng cho Hải quân Nga khó có thể thực hiện.
"Với kế hoạch được lên trước đó, các nhà phát triển gần như không thể thực hiện chương Leader. Mọi chuyện vẫn có thể được giải quyết nhưng phải dựa vào quyết định của chính phủ và Bộ Quốc phòng", tổng giám đốc USC nói.
Mô hình chiến hạm Leader. |
Ông Rakhmanov cho biết thêm, ban đầu, con tàu dự kiến sẽ được đặt ky và khởi đóng vào năm 2017 nhưng đến nay, chưa có bất kỳ hạng mục nào được thực hiện. Đặc biệt, ngay cả thiết kế chi tiết về con tàu vẫn chưa hoàn thiện.
Cựu Phó Tổng tư lệnh Hải quân Nga về vũ khí Viktor Bursuk tuyên bố rằng, những tài liệu này lẽ ra phải bắt đầu được hoàn thiện trong giai đoạn từ năm 2019-2020.
Những khó khăn Nga đang gặp phải trong chương trình Leader theo ông Bursuk là vấn đề về tài chính và kỹ thuật. Tuy nhiên, ông này không tiết lộ vấn đề kỹ thuật Nga đang gặp phải là gì.
Theo giới thiệu của Nga, khu trục hạm Leader được trang bị sức mạnh khủng với tổng cộng 204 quả tên lửa các loại.
Cụ thể, tàu có khả năng mang theo 60 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa thế hệ mới P-800 Onyx, 128 quả tên lửa phòng không tầm gần, tầm trung và tầm xa, trong đó có cả phiên bản trên hạm của S-500 và S-350E Vityaz (có tầm phóng 500 và 250km), cùng với 16 quả tên lửa chống ngầm.
Sự hiện diện của những hệ thống phòng không tiên tiến như S-500 và S-350 đã giúp con tàu có hệ thống phòng không nhiều tầng lớp, giúp nó có khả năng đánh chặn tất cả các phương tiện tấn công từ trên không như máy bay, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay không người lái.
Thiết kế tổng quan của khu trục hạm lớp Leader của Nga thể hiện rõ sự kế thừa tư tưởng lấy vũ khí tên lửa làm chủ của các nhà thiết kế dưới thời Liên Xô. Điều này thể hiện rõ ngay cả trong thiết kế những con tàu thông thường không được coi trọng về mặt vũ khí như tàu sân bay hay tàu đổ bộ.
Ví dụ như hàng không mẫu hạm Kuznetsov được chế tạo dưới thời Liên Xô cũng được thiết kế có khả năng mang phóng các tên lửa hành trình chống hạm tầm bắn siêu xa (600km) như P-700 Granit. Từ đây có thể nhận thấy, Nga sẽ tiếp tục kế thừa tư tưởng thiết kế “lấy tên lửa chế thắng” của Liên Xô.
Hiện nay, hải quân Nga đang biên chế 2 loại tàu khu trục thuộc lớp Sovremenny và Udaloy. Đây là 2 lớp tàu được thiết kế theo công nghệ Liên Xô những thập niên 80 của thế kỷ trước, trong vòng 10 năm nữa sẽ hoàn toàn nghỉ hưu. Khi đó, lực lượng tàu khu trục Nga hầu như trở về con số 0.
Hơn nữa, những tàu khu trục hạng nặng của Nga chỉ mạnh về khả năng chống ngầm và chống hạm, cơ bản không có tính năng tàng hình, khả năng phòng không hạm đội rất kém. Cả lực lượng hải quân Nga chỉ có các tuần dương hạm lớp Slava và lớp Kirov là được trang bị tên lửa phòng không tầm xa S-300F Fort.
Bởi vậy, thiết kế tàu khu trục tương lai siêu khủng lớp Leader với lượng giãn nước lớn, hệ thống tên lửa chống hạm, phòng không/phòng thủ tên lửa và cực mạnh sẽ là sự bổ sung quý báu cho lực lượng tác chiến mặt nước của Nga, mởi ra kỷ nguyên hiện đại hóa các trang bị hải quân của nước này.
Dù được coi là kho vũ khí khổng lồ trên biển, nhưng theo nhận định của các chuyên gia quân sự Mỹ, con tàu Leader vẫn mang đậm chất thiết kế dưới thời Liên Xô và nó quá cồng kềnh. Chính vì vậy, nó không thể tàng hình và khó có thể tránh được đòn đánh quy mô lớn của đối phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo