Quốc tế

Chiến đấu cơ Nga tồn tại điểm yếu lớn khiến đối tác truyền thống xem xét từ bỏ

Chiến đấu cơ Nga mặc dù vẫn được nhiều quốc gia ưa chuộng, tuy nhiên một số đối tác truyền thống đang cân nhắc việc mua sắm tiếp khi nhận ra điểm yếu lớn đang tồn tại.

WHO cảnh báo hơn 50% dân số châu Âu sẽ nhiễm Omicron trong vài tuần tới / “3 làn gió ngược” ảnh hưởng tới kinh tế châu Á trong năm 2022

Chiến đấu cơ Nga có thể bị khách hàng quan trọng hàng đầu tại châu Phi là Algeria từ chối ký hợp đồng mua sắm trong tương lai, thông tin này được chia sẻ bởi các cây viết chủ đề quân sự đến từ Mỹ.

Trong hơn 10 năm qua, Algeria đã trở thành một trong những khách hàng mua sắm các hệ thống vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự lớn nhất của Nga, mang lại cho Moskva hàng chục tỷ USD.

Trong bối cảnh đó, Quân đội Algeria luôn nằm trong top 15 lực lượng vũ trang tốt nhất trên thế giới, và đặc biệt là không quân của quốc gia này trong nhiều thập kỷ được coi là có khả năng sẵn sàng chiến đấu nhất trên lục địa châu Phi.

Họ được phân biệt bởi trình độ nhân sự cao của phi công cũng như có trong biên chế nhiều tiêm kích tối tân. Tuy nhiên theo các chuyên gia Mỹ, quốc gia châu Phi này có thể sẽ sớm từ chối mua máy bay chiến đấu của Nga. Điều này được tờ Military Watch đề cập.

Tờ báo Mỹ cho biết: “Phi đội máy bay phản lực chiến đấu của đất nước Bắc Phi này chỉ bao gồm các mẫu của Liên Xô và Nga, cụ thể là tiêm kích hạng nhẹ MiG-29, tiêm kích hạng nặng Su-30MKA, tiêm kích đánh chặn MiG-25 và máy bay ném bom Su-24".

Không quân Algeria đang đặt cược vào việc triển khai các máy bay chiến đấu hạng nặng có tầm hoạt động xa và nước này được cho là có quan tâm đến việc mua tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35 của Nga trong vài năm.

Nhưng theo các nhà phân tích của tạp chí Military Watch, việc mua một lô lớn máy bay chiến đấu của Nga có thể sẽ không diễn ra khi Algeria cảm thấy thất vọng trước radar mà chúng mang theo.

Các yêu cầu của Algeria đối với một máy bay chiến đấu hiệu suất cao bao gồm tích hợp radar với mảng ăng ten quét điện tử chủ động (AESA), trong khi đó tiêm kích Nga sản xuất không được trang bị công nghệ này.

Điều cần nói là những radar AESA như vậy lần đầu tiên được sử dụng ở Nhật Bản vào năm 2002 và đến giữa thập niên 2010 đã trở thành tiêu chuẩn cho nhiều máy bay chiến đấu được sản xuất bên ngoài nước Nga.

“Su-35 được trang bị radar N035 Irbis mạnh nhất thế giới nhưng không có công nghệ AESA, nó chỉ là loại quét thụ động (PESA), bất chấp phạm vi phát hiện của hệ thống này là 400 km và nó vượt qua nhiều radar AESA ở chỉ số trên”, tờ báo Mỹ cho biết.

Tiêm kích đa năng Su-35 được xếp hạng trong số những máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới về khả năng nhận biết tình huống nhờ sử dụng 3 radar, bao gồm cả loại băng tần L đặt trên cánh của nó.

Chúng cung cấp khả năng tác chiến điện tử tuyệt vời và mức độ nhận biết tình huống cao trong việc chống lại máy bay tàng hình. Tuy nhiên việc chiến đấu cơ Nga không có radar AESA đã làm giảm sức hấp dẫn của nó trong mắt Algeria.

Đặc trưng của radar AESA được chỉ ra đó là nó có khả năng nhảy tần số rất nhanh, mang lại độ chính xác cao hơn hẳn loại PESA mà Su-35 đang mang theo và tránh được các biện pháp đối kháng điện tử của đối phương.

Nếu Nga không phát triển radar AESA trong tương lai gần, thì Algeria có thể bắt đầu tìm kiếm các nhà cung cấp vũ khí thay thế. Trong số này có Trung Quốc khi họ đã sử dụng công nghệ này trên máy bay chiến đấu xuất khẩu của mình.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm