Quốc tế

Oanh tạc cơ Tu-160 Nga hoàn toàn vô dụng khi đối đầu với Mỹ?

Oanh tạc cơ Tu-160 Nga không hề đáng sợ như những gì Moskva vẫn quảng cáo về nó và sẽ bị Mỹ dễ dàng hóa giải, tờ 19FortyFive cho biết.

WHO cảnh báo hơn 50% dân số châu Âu sẽ nhiễm Omicron trong vài tuần tới / Kinh tế ASEAN 2022: Kỳ vọng sự phục hồi

Oanh tạc cơ Tu-160 Nga sẽ phải đối mặt với những rào cản rất nghiêm trọng khi nếu Moskva có ý định sử dụng nó tấn công Mỹ. Kết luận như vậy đã được trình bày bởi nhà phân tích Sebastian Roblin của tạp chí 19FortyFive.

Tu-160 "Thiên nga trắng" là một máy bay ném bom siêu âm với cấu hình cánh cụp cánh xòe khổng lồ có khả năng đạt tới vận tốc nhanh gấp đôi tốc độ âm thanh và bay ở khoảng cách lớn trên phạm vi toàn cầu ở chế độ cận âm.

Phương tiện chiến đấu này được đưa vào phục vụ trong những năm cuối của Chiến tranh Lạnh, và kể từ đó nó tiếp tục được Quân đội Nga tin cậy. Cách đây ít lâu, Moskva đã tuyên bố tái khởi động dây chuyền sản xuất Tu-160 và đặt rất nhiều hy vọng vào nó.

“Nhiệm vụ chính của Tu-160 đã và vẫn là phóng tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân vào các mục tiêu quan trọng nhất của đối phương, khi đối thủ chính của Liên Xô và Nga vẫn được xác định là Mỹ".

"Tu-160 phải đảm bảo khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân trong trường hợp các lực lượng chiến lược mặt đất của Nga bị đối phương tiêu diệt ngay trong giai đoạn đầu của cuộc chiến".

"Nhiệm vụ thứ hai của oanh tạc cơ siêu thanh Tu-160 có thể chính là tấn công các nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân”, tác giả của 19FortyFive cho biết.

Chuyên gia Sebastian Roblin tuyên bố rằng thông tin Nga có ý định nối lại việc sản xuất Tu-160 đã gây ra tranh cãi trong cộng đồng quân sự. Có ý kiến cho rằng không nên đầu tư vào máy bay khi chi phí khá cao mà cần tập trung vào tên lửa.

Nhưng Moskva vẫn có quan điểm riêng, liên quan đến ý định của họ nhằm sử dụng các máy bay ném bom này cho một kịch bản rất có thể xảy ra, đó lưc thực hiện cuộc tấn công chống lại nước Mỹ qua Bắc Cực.

Hướng Bắc Cực được đánh giá là triển vọng nhất đối với cuộc tấn công của Tu-160, nhưng nó sẽ đối diện với một chướng ngại vật rất khó vượt qua, chính là chuỗi radar cảnh giới của Mỹ.

Mạng lưới radar này trải dài 2.300 dặm (3.700 km) giữa Alaska và Bán đảo Labrador. Hệ thống Cảnh báo Phương Bắc (NWS) bao gồm 15 radar mảng pha AN / FPS-117 mạnh mẽ và 39 radar AN / FPS-124.

Nhà báo Sebastian Roblin tự tin cho biết: “Máy bay ném bom siêu thanh Tu-160 của Nga không thể vượt qua mạng lưới cảnh báo dày đặc này một cách vô sự, bất chấp nó hoạt động rất cao hay cố hạ thấp".

Nếu Nga có thể phá hủy một số radar và xuyên qua khoảng trống, thì kẻ tấn công sẽ bị đánh chặn bởi các máy bay chiến đấu cất cánh từ những sân bay quân sự nằm trên lãnh thổ Canada.

Một kết quả tương tự sẽ xảy ra khi nỗ lực chế áp radar bằng hệ thống tác chiến điện tử. Khi đó Tu-160 sẽ phải phóng tên lửa hành trình cách xa 100 - 400 km trước những con mắt điện tử theo dõi, sau đó quay trở lại căn cứ.

Cần lưu ý vấn đề nữa đó là thủ đô Washington của Mỹ nằm cách địa điểm dự kiến phóng tên lửa khoảng 4.000 km, trong khi tầm bắn của tên lửa hành trình Kh-102 của Nga là 5.000 km.

Chuyên gia Roblin tin rằng trong trường hợp trên, hầu hết các tên lửa Kh-102 sẽ bị Quân đội Mỹ đánh chặn, và do đó một cuộc tấn công như vậy hầu như vô tác dụng, cũng đồng nghĩa với vai trò của Tu-160 là không có gì đáng quan tâm.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm