Quốc tế

Chiến hạm Mỹ gần Gibraltar có vũ khí đánh chặn siêu thanh

Hải quân Mỹ đã quyết định trang bị cho 4 chiếc khu trục hạm Aegis đang đồn trú tại Tây Ban Nha hệ thống đánh chặn tầm gần tốc độ cao.

Mỹ trang bị lại vũ khí cho Zumwalt / Thị trường vũ khí thế giới qua các con số

Thông báo của Hải quân Mỹ cho biết, để đối phó với những nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa chống hạm siêu thanh từ đối thủ có thể xảy ra, Mỹ đã quyết định thay thế những hệ thống Phalanx trên cả 4 chiến hạm lớp Arleigh Burke.

"Những chiến hạm Aegis thuộc lớp lớp Arleigh Burke đang đồn trú tại căn cứ ở Tây Ban Nha sẽ được thay thế Phalanx bằng hệ thống tầm gần tốc độ cao SeaRAM. Đây là lớp hỏa lực cuối cùng trên chiến hạm Mỹ có thể chặn đứng đòn tấn công của mọi tên lửa trong tầm bắn", tuyên bố của Hải quân Mỹ.

Chien ham My gan Gibraltar co vu khi danh chan sieu thanh
Chiến hạm Mỹ thử nghiệm SeaRAM.

Được biết, căn cứ Hải quân Mỹ tại Tây Ban Nha cách không quá xa Eo biển Gibraltar - eo biển phân cách 2 lục địa châu Âu và châu Phi, nối thông Địa Trung Hải với Đại Tây Dương. Nếu di chuyển từ Hạm đội Biển Bắc vào Địa Trung Hải, các tàu Nga bắt buộc phải di chuyển qua eo biển này.

Chuyên gia của Drive cho rằng, không phải ngẫu nhiên Mỹ lại ưu tiên trang bị hệ thống SeaRAM cho những chiến hạm tại Tây ban Nha, rõ ràng đây là động thái đề phòng mối nguy hiểm từ Nga và những tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon sắp được trang bị.

Để hoàn thành nhiệm vụ đánh chặn của mình, hệ thống SeaRAM được trang bị rất tối tân, đặc biệt ở tốc độ đánh chặn. Về thiết kế tổng thể, Phalanx CIWS và SeaRAM gần như tương đồng, chỉ có khác biệt duy nhất là toàn bộ tổ hợp pháo M61A1 Gatling 20mm của Phalanx CIWS được thay thế bằng một tổ hợp ống phóng gồm 11 tên lửa phòng không trên hạm RIM-116.

Các tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống radar và quang điện tử vốn được tích hợp sẵn trên SeaRAM tương tự như trên Phalanx CIWS. SeaRAM cũng có thể được xem là biến thể thu nhỏ của hệ thống tên lửa phòng không RIM-116 được Hải quân Mỹ và các nước đồng minh đưa vào trang bị từ đầu những năm 1990 cho tới nay.

Khác với SeaRAM, người tiền nhiệm của nó là RIM-116 được trang bị tới 21 tên lửa đất đối không và có kích thước lớn hơn khá nhiều, tuy nhiên nó lại không sử dụng hệ thống radar hoặc hệ thống dẫn dẫn đường quang hồng ngoại được tích sẵn như trên SeaRAM.

 

Các tên lửa đất đối không của RIM-116 hay SeaRAM có trọng lượng khoảng 73.5kg và được trang bị một đầu đạn phân mảnh nặng 11.3kg với chiều dài gần 2.8m có thể bay với tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh.

Tầm bắn hiệu quả của RIM-116 lên tới 9km và có thể được dẫn đường bằng nhiều chế độ khác nhau. Hệ thống có thể đối phó được những mục tiêu máy bay không người lái mang vũ khí, tên lửa hành trình, tên lửa hành trình siêu thanh...

Việc Hải quân Mỹ dần thay thế Phalanx CIWS đang được trang bị cho lực lượng tàu chiến của nước này một phần xuất phát từ việc Phalanx CIWS đang trở nên lạc hậu hơn các tổ hợp phòng không trên hạm khác trên thế giới, bất chấp việc nó thường xuyên được nâng cấp.

Với vũ khí chính chỉ gồm một pháo phòng không tự động M61A1 Gatling 20mm sức mạnh hỏa lực của Phalanx CIWS quá hạn chế và không còn phù hợp với yêu cầu của Hải quân Mỹ hiện tại.

Trong khi đó Hải quân Nga từ lâu đã sở hữu cho mình các tổ hợp tên lửa – pháo phòng không trên hạm tiên tiến như Palma được trang bị sức mạnh hỏa lực áp đảo so với Phalanx CIWS.

 

Và nó được thiết kế để có thể đánh chặn các mục tiêu trên không ở tầm gần lẫn tầm trung với hệ thống tên lửa và pháo phòng không được sử dụng đồng thời.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm