Quốc tế

Chương trình MiG-41 bị Mỹ bị nghi ngờ

Nhà sản xuất Nga đã quyết định trang radar quang điện tử và tên lửa thế hệ mới giúp MiG-41 có thể chặn đứng đòn tấn công bằng vũ khí siêu thanh.

Vũ khí bất thường của "Gấu" Nga Tu-95MS khiến nhà phân tích Mỹ kinh ngạc / Chuyên gia Knutov nói về danh sách những "siêu vũ khí" bất thành của Mỹ

Hãng Izvestia dẫn nguồn từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ, hiện nhà sản xuất Nga đang đồng thời phát triển hệ thống radar mới và tên lửa đánh chặn tầm xa trang bị cho máy bay tiêm kích MiG-31 và loại MiG-41 trong tương lai.

Chuong trinhMiG-41 bi My bi nghi ngo
Tiêm kích MiG-41.

Cùng với đó cũng đã thực hiện các nghiên cứu chiến thuật liên quan đến loại tên lửa "không đối không". Tổ hợp vũ khí như vậy sẽ được thiết kế theo cơ chế sau:

Phương tiện hạng nặng tác chiến trên không với tốc độ cao sẽ đưa thiết bị tấn công mang tên lửa không đối không tới khoảng cách xa vài trăm km, sau đó tên lửa sẽ tách ra và bắt đầu tự tìm kiếm mục tiêu.

Các tổ hợp tên lửa này cũng sẽ phát huy hiệu lực khi máy bay hoạt động trong trường thông tin thống nhất.

Việc phát hiện mục tiêu địch có thể thực hiện nhờ hệ thống radar trên mặt đất, trong khi máy bay chiến đấu chỉ cần phóng tên lửa có tầm bắn siêu xa vào khu vực cần thiết mà không phải tham gia bất kỳ cuộc chiến trên không nào.

Cùng với việc phát triển tên lửa đánh chặn mới, Giám đốc Tập đoàn MiG Ilya Tarasenko cho biết, hiện nhà sản xuất này đã hoàn thành thiết kế và đang trong quá trình sản xuất nguyên mẫu đầu tiên của tiêm kích MiG-41.

 

Nguyên mẫu đầu tiên sẽ chính thức được công bố trong năm 2021. Nhận định sau tuyên bố của nhà sản xuất Nga, trang Business Insider của Mỹ tỏ ra hoài nghi tuyên bố này và cho rằng nó khó trở thành hiện thực trong nhiều năm tới và thời điểm năm 2021 là điều không thể với Nga.

Nhà sản xuất MiG bắt đầu thiết kế MiG-41 từ năm 2013, dựa trên một số ưu điểm của dòng tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31. Đây là một phần trong kế hoạch thay thế các phi đội MiG-31 hết hạn sử dụng vào năm 2028.

Báo Mỹ cho rằng dòng chiến đấu cơ này không thể đưa vào biên chế trong Không quân Nga trước năm 2035. Trong khi đó, chuyên gia Justin Bronk tại Học viện Quân sự Hoàng gia Anh cũng tỏ ra hoài nghi về dự án MiG-41 khi cho rằng tập đoàn MiG khó có thể trình làng thiết kế đáng tin cậy để đưa vào sản xuất hàng loạt trong tương lai gần.

"MiG-31BM là nền tảng đánh chặn rất uy lực và tương đối mới, chưa kể tới kế hoạch hiện đại hóa cho chúng. Đây cũng là dòng phi cơ đáp ứng nhu cầu bảo vệ lãnh thổ rất riêng của Nga. Nó khó có thể được thay thế bởi một loại tiêm kích mới là MiG-41 trong ngắn hạn", Bronk nhận định.

Lý do thứ hai khiến dự án MiG-41 bị hoài nghi là vấn đề tài chính. Nga đang gặp khó khăn về kinh tế do các đòn trừng phạt của phương Tây. Ngân sách quốc phòng của Nga năm ngoái chỉ đạt 66,3 tỷ USD, thấp hơn 20% so với trước đó và là lần đầu tiên chi tiêu quân sự Nga bị cắt giảm kể từ năm 1998.

 

"Hiện đại hóa quân đội vẫn là ưu tiên với Nga, nhưng ngân sách quốc phòng đã bị hạn chế đáng kể bởi những khó khăn chồng chất của nền kinh tế", chuyên gia Justin Bronk nhận định.

Hàng loạt chương trình đầy tham vọng, hứa hẹn sẽ cạnh tranh ngang ngửa với phương Tây đã bị chính phủ Nga chấm dứt vì thiếu ngân sách. Moscow tuyên bố sẽ không sản xuất hàng loạt tiêm kích tàng hình Su-57 sau khi đặt mua 12 chiếc, dù nó được cho là đã chứng minh hiệu quả hoạt động và tác chiến trên chiến trường Syria.

Bộ Quốc phòng Nga từng lên kế hoạch đặt hàng 2.300 xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, trong đó 100 chiếc được bàn giao trước năm 2020. Nhưng đến nay mới chỉ có khoảng 15 xe xuất xưởng để thử nghiệm.

Đây chính là những lý do khiến phương Tây tin rằng, Nga khó có thể hoàn thành chương trình MiG-41 như kế kế hoạch được công bố.

Vũ khí - Khí tài

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm