Chuyên gia Mỹ: S-500 Nga thua xa HQ-18 Trung Quốc
Vũ khí “lạ” trên xe chiến đấu bộ binh mạnh nhất hành tinh / Buk-M1 hay SPYDER-SR Gruzia đã bắn hạ Tu-22M3 Nga trong cuộc chiến 2008?
S-500 Prometey là hệ thống tên lửa phòng không tầm siêu xa đang được Nga nghiên cứu phát triển, nó nhận kỳ vọng sẽ trở thành xương sống bảo vệ bầu trời nước Nga trong những năm đầu thế kỷ 21.
Theo công bố từ phía Nga, tên lửa đánh chặn 77N6 của S-500 có thể vươn tới cự ly 600 km, độ cao trên 200 km, đánh chặn được tên lửa đạn đạo bay ở vận tốc 7 km/s.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa S-500 với các hệ thống phòng thủ tên lửa tương tự của Mỹ là ở tính đa năng rất cao, có thể chống lại cả máy bay lẫn tên lửa hành trình.
Trong khi đó các tổ hợp THAAD hay SM-3 Block IIB của Mỹ chỉ thuần cho vai trò đánh chặn tên lửa đạn đạo mà thôi, nó không thể bắn hạ máy bay do thuật toán dẫn bắn không tối ưu hóa đối với nhiệm vụ này.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm siêu xa S-500 của Nga. Ảnh: TASS.
Người Nga cho biết tương tự như tổ hợp S-400, S-500 đã trở thành vũ khí phòng không mà nhiều quốc gia đang ao ước, cạnh tranh nhau để mua bằng được.
Qua đó Nga xác định S-500 là cơ sở của hệ thống phòng thủ trên không, bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang khác để ngăn chặn những mối nguy cơ tiềm tàng trên toàn thế giới.
Tuy nhiên theo chuyên gia giấu tên của Lầu Năm Góc thì S-500 thực sự chỉ "hữu danh vô thực", nó chẳng qua là phiên bản nâng cấp của S-400 mà thôi, về bản chất không có những tính năng đột phá lớn nào.
Để vươn tới tầm bắn xa và độ cao lớn, người Nga chỉ đơn giản là tăng gấp đôi kích thước tên lửa và lắp cho nó động cơ mạnh hơn, không có gì đổi mới trong thuật toán dẫn bắn.
S-500 vẫn phải mang theo đầu đạn lớn, không được trang bị công nghệ đánh chặn bằng động năng tối tân mà các tên lửa phòng không của Mỹ đang áp dụng.
Điều đó cho thấy độ chính xác của đạn tên lửa 77N6 thuộc hệ thống S-500 không thực sự tin cậy như những gì mà phía Nga vẫn đang ra sức quảng cáo.
Đồ họa hệ thống tên lửa phòng không HQ-18 của Trung Quốc. Ảnh: Sino Defence.
Thậm chí vị chuyên gia này còn cho rằng hệ thống tên lửa phòng không siêu cấp mà hiện Mỹ lo ngại nhất không phải S-500 mà lại là tổ hợp HQ-18 của Trung Quốc.
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-18 mà Trung Quốc đang phát triển là một thứ vũ khí siêu việt, tiêu chuẩn thiết kế của nó là lấy chiến đấu cơ thế hệ 5 làm nền tảng để tiêu diệt.
Trong tương lai, chiến đấu cơ thế hệ 5 sẽ trở thành xu thế phổ biến trên toàn thế giới, tên lửa phòng không có thể đánh chặn loại máy bay này là chức năng cơ bản.
Ngoài ra HQ-18 chủ yếu được dùng để đánh chặn vũ khí không gian và vũ khí siêu vượt âm bay với tốc độ Mach 10 trở lên, nó cũng có khả năng đánh chặn vũ khí bay ngoài không gian.
Được biết, khác với tiếng vang của hệ thống S-500, tên lửa HQ-18 của Trung Quốc mới chính là vũ khí đủ sức tấn công lực lượng không gian của Mỹ, cụ thể ở đây là tiêu diệt vệ tinh với độ chính xác cực cao.
Trung Quốc có tiềm lực kinh tế mạnh, cho nên việc nghiên cứu công nghệ tên lửa cũng đã bắt kịp Mỹ, nó được cho là có khả năng "hit to kill" như SM-3. Không khó hiểu vì sao mà phía Mỹ lại cho rằng thực chất HQ-18 mới là vũ khí nguy hiểm nhất chứ không phải S-500.
End of content
Không có tin nào tiếp theo