Quốc tế

Chuyên gia Nga nhận định kịch bản đằng sau tên lửa Storm Shadow

Theo các chuyên gia, Storm Shadow chỉ là kẻ mở đường cho chiến đấu cơ phương Tây.

Lý do hệ thống tên lửa phòng không Viking và Vityaz của Nga có tiềm năng xuất khẩu? / Radar Voronezh: “Át chủ bài” hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa của Nga

Tên lửa Storm Shadow có thể trang bị trên hầu hết các chiến đấu cơ phương Tây
Tên lửa Storm Shadow có thể trang bị trên hầu hết các chiến đấu cơ phương Tây

Ukraine lần đầu tiên nhận được một loại tên lửa tấn công chính xác tầm xa, sau khi Vương quốc Anh đã chuyển giao lô Storm Shadow đầu tiên cho Kiev.

Theo phía Nga thông tin, ngay lập tức, không quân Ukraine đã hai lần sử dụng chiến đấu cơ để phóng loại tên lửa này đánh vào các mục tiêu ở Lugansk.

Tuy nhiên, London cũng có một điều kiện là chính quyền của ông Volodyrmyr Zelensky chỉ được sử dụng loại tên lửa này trên “lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine”.

Bình luận về điều kiện này, nhà phân tích quân sự, kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng Nga là ông Igor Korotchenko nhận định rằng, phương Tây sẵn sàng cung cấp cho Ukraine mọi thứ, trừ vũ khí hạt nhân và Kiev sẽ khó giữ lời hứa giới hạn sử dụng.

Phạm vi tấn công của Storm Shadow

 

Storm Shadow là tên lửa hành trình tàng hình không đối đất, phóng từ máy bay. Đây là phát triển chung giữa công ty Matra của Pháp và British Aerospace (Anh).

Hiện nay doanh nghiệp MBDA (liên doanh của các công ty Pháp, Anh và Ý; Matra, BAe Dynamics và Alenia) đang sản xuất vũ khí này, với giá khoảng 2 triệu bảng Anh một chiếc.

Những loại máy bay phương Tây có thể được trang bị tên lửa Storm Shadow bao gồm Tornado, Mirage 2000, Rafale, Eurofighter Typhoon và Saab Gripen. Đây đều là những chiến đấu cơ hạng nhẹ, được coi là giải pháp thay thế hợp lý cho F-16 Fighting Falcon của Mỹ.

Ngoài ra, Pháp cũng đã sửa đổi loại tên lửa này để có thể phóng từ tàu chiến và tàu ngầm Barracuda.

Tờ The Drive khẳng định, phạm vi tấn công của các phiên bản xuất khẩu Storm Shadow là 250 km, nhưng có những phiên bản tầm bắn xa tới tới 560 km.

 

Với phiên bản bản 250 km, Không quân Ukraine có thể vươn tới Voronezh và Rostov-na-Donu mà không cần rời khỏi không phận. Trong trường hợp thứ hai (560 km), phạm vi sẽ tới tận Moscow và Volgograd, với thời gian bay đến mục tiêu khoảng 40 phút.

Tờ Financial Times dẫn lời ông Yuriy Sak - cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết, Storm Shadow sẽ mở rộng khả năng hoạt động của Ukraine, giảm khả năng của đối thủ bằng cách phá hủy kho đạn dược, sở chỉ huy và chuỗi cung ứng đối phương.

Chuyên gia Nga nhận định kịch bản đằng sau tên lửa Storm Shadow ảnh 1
Giới chức Kiev cho rằng, Storm Shadow sẽ mở rộng khả năng tấn công của Quân đội Ukraine

Storm Shadow không làm thay đổi cục diện cuộc chiến

Trong khi đó, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Anh Ben Wallace thừa nhận tên lửa Storm Shadow thua kém đáng kể so với tên lửa siêu thanh Kh-47M2 “Kinzhal” và thậm chí là tên lửa hành trình “Kalibr” của Nga.

Ngoài ra còn có vấn đề với thiết bị mang phóng tên lửa, bởi Ukraine không có chiến đấu cơ phương Tây và các máy bay kiểu Liên Xô của nước này cần sửa đổi thì mới mang được tên lửa này. Có thể đây là lý do khiến London giải thích cho sự chậm trễ trong việc chuyển giao.

 

Như trang The Drive lưu ý, những chiếc MiG-29 và Su-25 phổ biến nhất ở Ukraine khó có khả năng trang bị những tên lửa này, bởi mỗi quả tên lửa nặng khoảng 1300kg; trong khi tải trọng chiến đấu của MiG - 29 là hơn 2 tấn một chút, còn Su-25 “Gracha” là gần 4400 kg, tuy nhiên, giá treo tên lửa được thiết kế tối đa chỉ 0,5 tấn.

Các ứng viên mang Storm Shadow phù hợp hơn là Su-27 và Su-24. Thực tế đã cho thấy, chính máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 Ukraine đã thực hiện các đợt tấn công bằng tên lửa Storm Shadow vào vùng Lugansk trong mấy ngày qua, còn tiêm kích MiG-29 chỉ đóng vai trò bảo vệ trên không.

Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn là Không quân Ukraine chỉ có tổng cộng 26 chiếc Su-27 và 12 chiếc Su-24, một số đã bị bắn hạ, số khác đã bị hỏng hóc. Hiện nay, có bao nhiêu chiếc trong số máy bay này vẫn còn hoạt động, vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Giới chuyên gia nhận định rằng, với những khó khăn đó, việc Anh cung cấp tên lửa không đối đất tầm xa Storm Shadow cho Kiev không thể trở thành “thần dược chữa bách bệnh” và làm thay đổi hoàn toàn cục diện xung đột.

Chuyên gia Nga nhận định kịch bản đằng sau tên lửa Storm Shadow ảnh 2
Giới chuyên gia nhận định, Storm Shadow không có tác động lớn đến chiến sự Nga-Ukraine

Storm Shadow mở đường cho chiến đấu cơ phương Tây?

 

Theo giới phân tích, cho đến nay, việc Anh cung cấp tên lửa Storm Shadow cho Ukraine giống như việc “thăm dò” các nguồn cung cấp khác, mở đường cho việc NATO cung cấp những vũ khí quan trọng hơn cho chính quyền Kiev, đặc biệt là các chiến đấu cơ tiên tiến của phương Tây.

Từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu bùng phát, Anh là người đi tiên phong về viện trợ quân sự cho Kiev. Theo Statista, mặc dù lượng viện trợ quân sự của Anh trị giá 6,6 tỷ euro không thể so sánh với 43,2 tỷ của Hoa Kỳ, nhưng con số này nhiều hơn so với các nước châu Âu khác.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là London đã trở thành người mở đường cho việc phương Tây cung cấp những vũ khí ngày càng hiện đại hơn, nguy hiểm hơn.

Anh là một trong những nước đầu tiên gửi hệ thống chống tăng tới Kiev vào năm ngoái, cũng là nước đầu tiên gửi xe tăng Challenger 2 vào đầu vào tháng 1, mở đường cho Đức và Mỹ viện trợ Abrams và Leopard 2 của họ cho Ukraine. Và hiện nay là tên lửa tầm xa phóng từ máy bay.

Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace, tên lửa Storm Shadow đã đến và vẫn đang tiếp tục trên đường đến. Tuyên bố của người đứng đầu quân đội Anh giống như một lời nhắn nhủ rằng, tên lửa đã đến, rồi sau đó là các chiến đấu cơ cũng sẽ tới.

 

Điều này cũng được chuyên gia quân sự Nga Igor Korotchenko đồng ý, khi ông chỉ ra rằng, nếu Kiev không thất bại trong cuộc phản công mà họ sắp tiến hành, thì việc NATO chuyển giao các máy bay chiến đấu của phương Tây cho Kiev chỉ là vấn đề thời gian.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm