Quốc tế

Chuyên gia Nga tiết lộ chiến thuật diệt gọn tàu sân bay Ford

Với chiến thuật hợp lý cùng vũ khí hiện đại, Nga hoàn toàn có thể nhấn chìm tàu sân bay thế hệ mới lớp Ford của Hải quân Mỹ.

'Đạn xuyên giáp của Đức không xuyên thủng tăng Nga' / Bí ẩn lớn trên UAV tấn công tàng hình Okhotnik của Nga

Tuyên bố trên được Phó Hiệu trưởng Học viện Địa chính trị Nga kiêm Viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học Tên lửa và Pháo binh Nga, Đại tá hải quân - Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho biết, hệ thống vũ khí tên lửa siêu thanh Nga triển khai hiện nay là đủ để đối phó với nhóm tác chiến tàu sân bay mới lớp Ford trên toàn cầu.

Thậm chí tên lửa Nga có thể hỗ trợ quân đội can thiệp mạnh mẽ vào các hành động quân sự của Mỹ. Ông Sivkov chỉ ra, Nga có thể áp dụng chiến thuật phối hợp giữa Hải quân với Không quân là có thể tiêu diệt được tàu sân bay Mỹ.

Chuyen gia Nga lo chien thuat diet gon tau san bay Ford
Tàu sân bay Mỹ.

Hiện nay, lực lượng tên lửa của Nga có thể được coi là hiện đại nhất thế giới và Nga đang sở hữu 2 loại tên lửa siêu thanh khắc tinh của các loại tàu mặt nước, bao gồm cả tàu sân bay Mỹ, đó là tên lửa Zircon và Kinzhal.

Chuyên gia Nga cho rằng, Hải quân Nga chỉ cần 1-2 tàu chiến hạng nặng trang bị hệ thống tên lửa siêu thanh Zircon mới sẽ đủ để kiềm chế cả hạm đội của Mỹ. Tên lửa Zircon có tầm bắn 1.000 km và tốc độ Mach 10 sẽ thay đổi mô hình sức mạnh hàng hải trên toàn cầu.

Và trong khi cả hạm đội Mỹ đang phải chật vật tìm cách đối phó với tên lửa Zircon thì các máy bay MiG-31 và máy bay ném bom chiến lược Tu-160M của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga được trang bị siêu tên lửa Kinzhal sẽ nhằm vào tàu sân bay.

Khác với Zircon, đây chính là "sát thủ" của tàu chiến trên biển, Kinzhal là tên lửa hành trình tấn công đa năng chống hạm và đối đất. Với tầm bắn 2.000 km, đặc biệt sau khi MiG-31 phóng ra thì tên lửa Kinzhal đã có máy bay trinh sát điện tử Il-20M dẫn đường đến mục tiêu… giúp Nga dễ dàng giải bài toán khó từ thời Liên Xô đó là chiến thuật đe dọa một hạm đội tàu sân bay tấn công của Mỹ.

Viện sĩ Sivkov đã chỉ ra rằng, một hoặc hai tàu mặt nước được trang bị tên lửa Zircon có thể kiềm chế được một nhóm tác chiến tàu sân bay khổng lồ bao gồm một tàu sân bay và 10-12 tàu mặt nước khác.

 

Khi đó, các phi đội MiG-31M và máy bay ném bom chiến lược Tu-160 được trang bị tên lửa Kinzhal sẽ làm nhiệm vụ tấn công, có thể dễ dàng tiêu diệt các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tiến vào khu vực Bắc Cực, biển Baltic hoặc bất kỳ vùng biển nào gần với Nga.

Chuyên gia Nga nhấn mạnh, chỉ cần 2 quả tên lửa Kinzhal là đủ để tiêu diệt một tàu sân bay lớp Ford.

Điều đặc biệt là trong khi Viện sĩ Sivkov rất tự tin vào khả năng diệt tàu sân bay Mỹ bằng tên lửa siêu thanh thì một vị chuyên gia quân sự khác của Nga là Victor Baranez lại khá thận trọng khi nói về tình huống đánh chìm chiếc tàu lớn nhất thế giới này của Mỹ.

"Chúng ta vừa mới bắt đầu thử nghiệm tên lửa siêu thanh Zircon có tốc độ vượt tốc Mach 10. Hiện các tướng lĩnh Mỹ đã bắt đầu vò đầu bứt tai bởi họ cho rằng: Người Nga đang sở hữu loại siêu vũ khí như vậy và nó có thể biến tàu chiến của họ thành ngôi mộ tập thể khổng lồ ở dưới đáy đại dương", chuyên gia Nga nói.

Nhưng theo tiết lộ của Victor Baranez,
Không ồn ào như Nga khi thử nghiệm Zircon, Hải quân Mỹ vừa thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn SSDS cho tàu sân bay USS Gerald R. Ford - vũ khí có thể đối phó được tên lửa siêu thanh Zircon của Nga. Cuộc thử nghiệm được thực hiện với sự phối hợp giữa Hải quân Mỹ và nhà thầu quốc phòng Raytheon diễn ra ngoài khơ bờ biển California.

 

Vụ thử cho thấy SSDS có khả năng kết hợp 4 hệ thống chiến đấu khác bao gồm radar, hệ thống máy tính xử lý dữ liệu, hệ thống phóng phóng và bản thân tên lửa, nhằm đánh chặn nhiều loại mục tiêu khác nhau.

Loại tên lửa được sử dụng cho hệ thống SSDS là Evolved Sea Sparrow, từng xuất hiện trên các tàu tấn công đổ bộ nhưng chưa từng áp dụng trên những siêu tàu sân bay thường có kích thước lớn gấp đôi các tàu đổ bộ.

"SSDS đã tích hợp các cảm biến và tên lửa với hệ thống chiến đấu của tàu lớp Ford trong cuộc thử nghiệm đầu tiên để chứng minh khả năng bảo vệ các thủy thủ. Sự thành công này mang tàu lớp Ford một bước nữa đến sự hoàn thiện", vị đại diện của nhà sản xuất cho biết.

Trong khi đó, Hải quân Mỹ tuyên bố, khi hoàn thành thử nghiệm và đi vào trang bị, hệ thống SSDS sẽ cùng với các tên lửa đánh chặn, các hệ thống radar tối tân và các phần mềm trên tàu sân bay có thể dễ dàng diệt một loạt mối đe dọa tiềm tàng, như các tên lửa thường, tên lửa siêu thanh của đối phương đang bay tới.

Với sự chuẩn bị của người Mỹ cho thấy việc vũ khí siêu thanh Nga có thể diệt được tàu sân bay lớp Ford hay không cần phải có thêm nhiều thời gian hoặc trải qua thực chiến mới có câu trả lời chính xác.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm