Có những gì trong kho tên lửa của Đài Loan?
Tên lửa đạn đạo Triều Tiên uy lực đến độ nào? / Nhật Bản phát triển tên lửa siêu thanh 'dành riêng' cho tàu sân bay Trung Quốc
Hùng Phong III là sản phẩm mới nhất trong gia đình tên lửa Hùng Phong, được phát triển lần đầu tiên vào năm 1994.
Hùng Phong III là tên lửa siêu âm, sử dụng nhiên liệu rắn trong giai đoạn đầu, nhiên liệu lỏng khi bay siêu âm. Vì ban đầu được thiết kế như một tên lửa chống hạm, nó có tầm bắn khá hạn chế (120-150 km).
Theo National Interest, Đài Loan không có vũ khí hạt nhân, do đó, đầu đạn của Hùng Phong III là loại xuyên giáp thông thường.
Thiết bị kích nổ Hùng Phong III khá độc đáo, sử dụng cầu chì thông minh được thiết kế để hướng phần lớn năng lượng nổ xuống dưới khi phát hiện ra tên lửa nằm trong thân tàu địch, tối đa hóa thiệt hại.
Mặc dù có sự tương đồng về tên gọi với gia đình Hùng Phong, nhưng Hùng Phong IIE là một loại tên lửa hoàn toàn khác. Theo các chuyên gia tên lửa, Hùng Phong IIE có tầm bắn 600 km, và là biến thể tên lửa hành trình Hùng Phong duy nhất được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Hùng Phong IIE có bộ tăng tốc nhiên liệu rắn và động cơ phản lực nhiên liệu lỏng. Nó được cho là có độ chính xác 15 mét CEP, có nghĩa là, 50 % tên lửa bắn sẽ rơi trúng trong phạm vi 15 mét hoặc gần hơn so với mục tiêu. Nó mang một đầu đạn phân mảnh hoặc xuyên giáp.
Tên lửa Vân Phong hiện đang được phát triển và không giống như hầu hết các tài sản tên lửa của Đài Loan, nó được thiết kế để tấn công các mục tiêu ở Trung Quốc đại lục. Có rất ít thông tin công khai về tên lửa này.
Một loại tên lửa khác có trong kho của Đài Loan là tên lửa Tôn Phong. Giống như Hùng Phong IIE, Tôn Phong được cho là có đầu đạn xuyên giáp hoặc phân mảnh, tầm bắn 1.200 - 2.000km.
Mục tiêu của Đài Loan không phải là để đảm bảo chiến thắng trước Trung Quốc đại lục, mà chỉ là nhằm đảm bảo rằng cuộc xung đột không bao giờ xảy ra. Bộ sưu tập tên lửa Đài Loan, ít nhất là cho đến nay, đã làm được điều đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo