Quốc tế

Mỹ chê tên lửa Nga là đồ cổ kế thừa từ Liên Xô

NI nhấn mạnh các loại tên lửa và xe phóng của Nga đều kế thừa từ Liên Xô giống như phần lớn các loại vũ khí trang thiết bị khác.

Hé lộ vũ khí “cực khủng” sẽ được trang bị cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia Liên bang Nga / Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thảo luận trực tuyến về vũ khí hóa học tại Syria

Người Mỹ chê tên lửa Nga

Trang National Interest (NI) của Mỹ mới đây có bài phân tích cho rằng tên lửa di động chính là loại vũ khí chủ chốt của Nga. Để trả lời cho câu hỏi, Mỹ có khả năng là đối thủ xứng tầm hay không, NI đã nêu ra một số luận điểm sau.

Theo NI, các bệ phóng tên lửa di động trên bộ chính là yếu tố đảm bảo về quân sự của Nga. Các bệ phóng cỡ lớn thường xuyên xuất hiện trong các cuộc duyệt binh Chiến thắng ngày 9/5 trên Quảng trường Đỏ cũng như trong thành phần quân đội các quốc gia thời hậu Xô viết.

Bài viết trên trang NI của Mỹ

Bài viết trên trang NI của Mỹ

NI dẫn số liệu thống kê của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CISS) cho biết “bộ sưu tập” tên lửa của Nga kế thừa từ Liên Xô là lớn nhất thế giới về số lượng và chủng loại. Theo đó, Nga hiện vẫn là cường quốc lớn trong phát triển tên lửa thuộc tất cả các chủng loại và lực lượng tên lửa chiến lược của Nga là thành tố đặc biệt trong chiến lược quân sự của Nga, đóng vai trò chống tiếp cận xâm nhập (AA/AD) trong các cuộc xung đột khu vực cũng như đưa đưa vũ khí hạt nhân chiến lược xuyên lục địa. Giới chuyên gia Mỹ cho rằng các hệ thống tên lửa di động trên bộ như vậy có ưu thế về tính cơ động nhưng lại không được bảo vệ tốt như những người anh em bố trí trong hầm phóng.

Ngoại các tên lửa được bố trí trên lãnh thổ chính, Nga còn có lực lượng tên lửa ở vùng “đất kẹp” Leningrad, có khả năng đe dọa Ba Lan, Thụy Điển, Đức, Belarus, Ukraine, Litva và Latvia. NI cho rằng Nga có đủ năng lực khóa chặt một phần biển Baltic bằng kho vũ khí ở Kaliningrad.

Loại tên lửa di động trên bộ đầu tiên của Nga được NI nhắc tới là SS-21 Scarab/OTR-21 Tochka. Hệ thống tên lửa này được thiết kế và thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1975, giúp các chỉ huy chiến trường có được sự lựa chọn linh hoạt.

My ngan nhung van che ten lua Ngala... do co
Một tổ hợp Tochka-U của Nga

Ngoài loại đầu đạn nổ tiêu chuẩn, hệ thống tên lửa này còn có thể được trang bị các đầu đạn chống tăng, tiêu diệt sinh lực, phá hủy đường băng hoặc diệt radar. NI tin rằng đã có một loại đầu đạn hạt nhân chiến thuật đương lượng nổ 10 hoặc 100 kiloton đã được phát triển cho tổ hợp tên lửa này.

Các xe chở tên lửa của hệ thống SS-21 Scarab/OTR-21 Tochka là loại “lưỡng cư”, vừa có thể di chuyển trên mọi địa hình trên bộ, vừa có khả năng vượt qua các khu vực nước sâu. Toàn bộ hệ thống chỉ mất khoảng 16 phút để chuẩn bị bắn, 2 phút bắn và 20 phút nạp đạn. Hệ thống tên lửa này còn có ca bin bảo vệ dành cho 3 người chống lại các mối đe dọa sinh hóa và hạt nhân.

Đánh giá nước đôi kiểu Mỹ

Hệ thống tên lửa di động thứ hai của Nga được NI nhắc tới là SS-26 Iskander, loại đang dần thay thế SS-21 Scarab/OTR-21 Tochka. Iskander được nâng tầm bắn và có đầu đạn lớn hơn. Theo NI, Iskander có quỹ đạo bay thấp hơn và được dẫn đường hỗn hợp bằng cả vệ tinh, quán tính và radar. Độ sai lệch của tên lửa chỉ từ 5-10 mét.

Xe chở đạn tên lửa Iskander là loại “lưỡng cư”, cabin xe có khả năng chống các mối đe dọa hạt nhân và sinh hóa, trong khi mái che được bọc thép giúp tăng khả năng bảo vệ tên lửa tốt hơn so với các hệ thống chở đạn trước đây.

 

My ngan nhung van che ten lua Ngala... do co
Một phiên bản tên lửa Yakhont được Nga giới thiệu năm 2018

Hệ thống tên lửa thứ ba của Nga được nêu tên là SS-N-26 Yakhont. Theo NI, họ tên lửa SS-N-26 có các phiên bản bố trí trên đất liền, trên biển và trên không. Phiên bản Yakhont trên bộ đã được Nga xuất khẩu sang Indonesia và Việt Nam. Syria cũng từng mua một số lượng lớn nhưng bị Israel phá hủy trong cuộc không kích vào năm 2013. Theo NI, Nga và các đối tác Ấn Độ đã hợp tác phát triển tên lửa BrahMos, một phiên bản xuất khẩu của Yakhont.

NI nhấn mạnh các loại tên lửa và xe phóng tên lửa của Nga đều được kế thừa từ thời Liên Xô giống như phần lớn các loại vũ khí trang thiết bị khác. Theo NI, dù đã cũ, song các loại tên lửa di động trên bộ của Nga, đặc biệt là tại Kaliningrad, vẫn có thể được sử dụng để khóa đường tiếp cận trên biển Baltic trong một cuộc xung đột ở châu Âu.

Tuy nhiên, NI đã không đưa ra kết luận cuối cùng về khả năng đối đầu của Mỹ mà để người đọc tự suy luận. Có lẽ, ý tưởng chính mà bài viết của NI muốn nói là Nga hiện nay chỉ kế thừa và hiện đại hóa các vũ khí cũ có từ thời Liên Xô chứ không chế tạo và phát triển được các loại vũ khí mới.

My ngan nhung van che ten lua Ngala... do co
Những hình ảnh quen thuộc xuất hiện vào mỗi dịp 9/5 trên Quảng trường Đỏ

Bình luận về bài viết của NI, độc giả Nga cũng đã có những tranh cãi khi cho rằng Iskander thực chất được phát triển trên cơ sở hệ thống tên lửa OKA. Việc một loại tên lửa “được phát triển trên cơ sở” một loại nào đó không có nghĩa đó chỉ là việc hiện đại hóa mà không phải loại tên lửa mới.

Trong khi đó, tờ Svpressa dẫn giải thích của chuyên gia vũ khí Karl Anperovich cho thấy dường như NI không mấy hiểu biết về quy trình phát triển vũ khí nói chung. Theo ông Anperovich, phải mất ít nhất từ 5-10 để chế tạo một loại vũ khí, từ ý tưởng tới sản xuất hàng loạt. Cũng cần từng đó thời gian để triển khai và huấn luyện quân đội sử dụng vũ khí.

 

Điều đó có nghĩa là ngay từ đầu, cần phải đã cần phải tính toán để 10-15 năm sau vũ khí không bị lạc hậu và trong 20-25 năm tiếp theo vũ khí có khả năng được hiện đại hóa. Tên lửa Tochka đã thể hiện được định hướng chế tạo vũ khí này và vẫn tiếp tục được trang bị cho quân đội Nga sau khi đã được hiện đại hóa.

My ngan nhung van che ten lua Ngala... do co
Các chuyên gia Nga tin rằng những hệ thống đánh chặn như Aegis Ashore của Mỹ là vô dụng trước nhiều loại tên lửa Nga

Theo Svpressa, Nga hiện có 24 tổ hợp tên lửa Tochka-U, trong khi đó Ukraine sở hữu 90 tổ hợp và Belarus có 36 tổ hợp. Loại tên lửa này vốn chỉ có tầm bắn dưới 120 km và tốc độ đầu đạt là 1.100 m/giây.

Tờ báo Nga khẳng định sức mạnh tên lửa của nước này khi cho biết trong xếp hạng 10 loại tên lửa mạnh nhất năm 2019, Nga sở hữu tới 6 loại. Svpressa nhấn mạnh, danh sách này còn chưa kể đến các loại tên lửa khác của Nga như Sarmat hay Kinzhal, tên lửa có cánh động cơ hạt nhân Burevestnik và tổ hợp tên lửa Avangard.

Chính vì vậy, tờ báo Nga cho rằng việc IN chỉ nhấm mạnh tới 3 loại tên lửa như trên là không đầy đủ. Đơn cử như loại Avangard ngay khi xuất hiện đã khiến người Mỹ rơi vào trạng thái “hoảng loạn”. Đơn giản là vì Mỹ không đủ sức và không có bất kỳ hệ thống phòng không nào để đối đầu với Avangard.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm