Quốc tế

Công nghệ gây nhiễu của Nga khiến vũ khí Mỹ vô hiệu

Tờ Washington Post cho hay, công nghệ gây nhiễu của Nga khiến nhiều loại vũ khí do Mỹ sản xuất trở nên vô hiệu ở Ukraine.

Ukraine tấn công trung tâm cảnh báo hạt nhân của Nga ở Krasnodar / Khả năng NATO triển khai quân tới Ukraine và những hậu quả tiềm tàng

Lực lượng vũ trang Ukraine đã ngừng sử dụng hoàn toàn một số loại vũ khí do Mỹ cung cấp trước khả năng tác chiến điện tử sâu rộng của Nga.

Các loại vũ khí bị ảnh hưởng bao gồm đạn pháo dẫn đường bằng GPS Excalibur, tên lửa dành cho hệ thống phóng nhiều tên lửa HIMARS và bom thả từ máy bay JDAM.

Tờ Washington Post dẫn lời quan chức Ukraine cho hay Mỹ đã ngừng hoàn toàn việc giao đạn pháo dẫn đường bằng GPS Excalibur cho Ukriane từ nửa năm trước, sau khi nước này báo cáo chúng không còn hiệu quả.

Một tên lửa được bắn bởi bệ phóng HIMARS do Mỹ sản xuất. (Ảnh: Getty)

Một tên lửa được bắn bởi bệ phóng HIMARS do Mỹ sản xuất. (Ảnh: Getty)

Hiện tại, Mỹ đã xem xét đánh giá nội bộ của Kiev, theo đó tỷ lệ thành công của các loại đạn dược này đã giảm xuống chỉ còn 10% trong vòng vài tháng.

Tờ Washington Post trích nội dung báo cáo cho biết: “Công nghệ Excalibur trong các phiên bản hiện tại đã mất đi không còn khả năng tạo ra tính bất ngờ. Đồng thời việc chạm trán với thiết bị gây nhiễu của Nga đã làm mất danh tiếng của loại vũ khí một phát, một mục tiêu”.

Hệ thống HIMARS từng gây chú ý sau khi được cung cấp cho Kiev vào năm 2022, nhưng khoảng một năm sau đó mọi thứ đã kết thúc khi Nga triển khai tác chiến điện tử, vô hiệu hóa tín hiệu vệ tinh và HIMARS không còn hiệu quả. Điều này đã khiến Kiev phải triển khai "vũ khí đắt tiền" để tấn công mục tiêu có mức độ ưu tiên thấp hơn.

Tỷ lệ thành công của JDAM cũng giảm đáng kể chỉ vài tuần sau khi chúng được cung cấp cho Kiev vào tháng 2/2023. Những quả bom do Mỹ sản xuất không còn khả năng định vị chính xác trước sự gây nhiễu của Nga, bay chệch mục tiêu từ 200 m - 1,2 km. Các quan chức Ukraine cho hay nếu nhà sản xuất JDAM cung cấp bản cập nhật thì loại đạn này vẫn tiếp tục được Kiev sử dụng.

 

Hôm 25/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông tin kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột quân sự giữa Moskva và Kiev thì công suất sản xuất thiết bị tác chiến điện tử ở nước này đã tăng gấp 15 lần.

Nga nhiều lần cảnh báo việc Mỹ và đồng minh chuyển giao hệ thống vũ khí cho Kiev chỉ khiến cuộc xung đột kéo kéo dài và làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga - NATO.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm