Quốc tế

Công nghệ mới giúp UCAV Mỹ tránh bị tóm sống?

Theo Breaking Defense, nhà thầu quốc phòng General Atomics Mỹ đang phát triển công nghệ điều khiển mới có tính bảo mật cao dành cho UCAV.

Ông Putin: Sẽ không có nước nào muốn đối đầu quân sự với Nga / Phụ thuộc vào Nga, Mỹ lại tiếp tục mua 4 động cơ tên lửa RD-181

Công nghệ điều khiển mới được biết đến là kênh điều khiển và trao đổi thông tin băng thông rộng, có tính bảo mật cao giữa các tổ hợp máy bay không người lái (UAV) với vệ tinh.

Hiện nay công nghệ này đang được thử nghiệm và hoàn thiện trên mẫu máy bay tấn công không người lái (UCAV) MQ-9 Reaper trong quân đội Mỹ tại một số điểm nóng trên thế giới nơi quân đội Mỹ hoạt động.

Nguyên mẫu hệ thống trao đổi thông tin vệ tinh này với tên gọi LCT135 cung cấp băng thông rộng tới 1,8Gb/giây và khoảng cách liên kết với mục tiêu đạt 80.000km.

Máy bay MQ-9 Reaper.

Máy bay MQ-9 Reaper.

General Atomics cho biết, về bản chất, công nghệ trên sử dụng các vệ tinh địa tĩnh hoặc vệ tinh quân sự hoạt động ở độ cao thấp, tạo kênh trao đổi thông tin với bất kỳ vật thể bay trong vùng kiểm soát bằng chùm tia laser định tuyến.Các thử nghiệm của hệ thống liên kết mới được tiến hành tại đảo Tenerife ở Đại Tây Dương. Các thông tin về kết quả thử nghiệm vẫn được bảo mật.

Công nghệ này có lợi thế ở việc tạo ra kênh liên kết băng thông rộng, độ trễ thấp và quan trọng hơn là rất khó bị gây nhiễu bởi các loại vũ khí tác chiến điện tử tối tân ngày nay.

Mỹ đang ứng dụng rộng rãi các dòng máy bay không người lái ứng dụng trong quân sự trong chiến đấu. Nhưng quá trình vận hành đã bộc lộ nhiều hạn chế với công nghệ điều khiển và truyền dẫn dữ liệu hiện tại.

Do sử dụng kênh vô tuyến liên kết từ mặt đất tới UAV, nên sự kết nối điều khiển giữa thiết bị điều khiển với UAV dễ bị gián đoạn khi đối phương sử dụng các biện pháp tác chiến điện tử tinh vi.

 

Đây chính là lý do khiến Mỹ đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào hệ thống điều khiến do General Atomics phát triển. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, kết quả như thế nào vẫn cần phải trái qua quá trình vận hành thực tế mới có thể chứng minh.

Bởi trước đây với trường hợp của chiếc trinh sát cơ tuyệt mật RQ-170 Sentinel, Mỹ cũng từng tuyên bố không một hệ thống nào có thể can thiệp vào được hệ thống điều khiển của máy bay này.

Nhưng người Iran với những công nghệ điện tử không được đánh giá quá cao trên thế giới đã xâm nhập và ép được chiếc máy bay này hạ cách.

Hậu quả là Lầu Năm Góc buộc phải ngừng hẳn chương trình RQ-170 Sentinel bởi sau đó không lâu, toàn bộ thông tin về chiếc máy bay này đã được Iran giải mật và cho ra đời bản sao của chiếc RQ-170.

Trường hợp của MQ-9 Reaper cũng không khá hơn. Bởi trong vụ tấn công áp chế hồi đầu năm 2019 do Iran thực hiện có đến 7 chiếc MQ-9 bị xâm nhập vào hệ thống điều khiển khi chúng bay qua không phận Iraq và Syria.

 

"Có 7 chiếc UAV của Mỹ đã bị đặt dưới sự kiếm soát của chúng tôi. Toàn bộ thông tin những chiếc UAV này thu được đều bị chúng tôi theo dõi và chúng tôi được tiếp cận với những thông tin này đồng thời với phía Mỹ", Thiếu tướng Amir Ali Hajizadeh thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết.

Để chứng minh cho tuyên bố của mình, IRGC đã cho công bố đoạn video dài gần 3 phút trích xuất từ hình ảnh mà những chiếc UAV Mỹ thu được khi âm thầm hoạt động tại Iraq và Syria. Cùng với đó, còn có hình ảnh một chiếc UAV Mỹ lao thẳng xuống đất.

Đây chính là lý do khiến hệ thống LCT135 mới của Mỹ cần phải có thêm nhiều thời gian để chứng minh sức mạnh và độ tin cậy của mình.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm