Quốc tế

Cường kích Su-22 của Iran nhận loạt vũ khí cực mạnh sau nâng cấp

Không quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC-AF) đang thực hiện quá trình nâng cấp cường kích Su-22 đã bị lãng quên từ lâu.

Máy bay trinh sát Tu-214R sẽ giúp Nga 'nhìn rõ' mạng lưới hầm ngầm Ukraine? / Nga tái trang bị vũ khí cho tàu tuần tra Gyurza-M chiến lợi phẩm vì mục đích đặc biệt

Trong Lực lượng vũ trang Iran, cường kích Su-22 có một vai trò rất mờ nhạt, bởi thực tế đây chính là dòng chiến đấu cơ có năng lực hạn chế nhất của họ trong cả chức năng tấn công mặt đất lẫn không chiến.

Trong Lực lượng vũ trang Iran, cường kích Su-22 có một vai trò rất mờ nhạt, bởi thực tế đây chính là dòng chiến đấu cơ có năng lực hạn chế nhất của họ trong cả chức năng tấn công mặt đất lẫn không chiến.

Tuy nhiên tình trạng này được dự báo sắp chấm dứt khi Tehran bắt đầu tiến hành chương trình nâng cấp lớn đối với dòng chiến đấu cơ này nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt máy bay ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Quá trình hiện đại hóa sẽ tiến hành lắp đặt nhiều hệ thống mới trên Su-22, sẽ giúp cho máy bay sử dụng được bom hàng không dẫn đường Yasin với khả năng lượn xa lên tới 40 km, cũng như tên lửa đạn đạo Arman.

Đối với bom lượn Yasin, loại vũ khí do Iran chế tạo có trọng lượng khoảng 320 kg, trong đó đầu đạn nặng tới 215 kg. Quả bom này được thiết kế với đôi cánh có thể gấp gọn và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

 

Giới phân tích cho rằng những quả bom Yasin nói trên có tầm hoạt động tối đa 40 km khi được phóng đi từ độ cao 8.000 m, bất kể thông qua phương tiện nào, kể cả là máy bay cánh cố định hoặc UAV.

Tiếp theo là tên lửa đạn đạo Arman, vũ khí tấn công này được giới thiệu tới công chúng lần đầu tiên vào năm 2023, tại một triển lãm hàng không vũ trụ do Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) tổ chức.

Arman được cho là phiên bản sửa đổi từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn sử dụng nhiên liệu rắn Ababil (al-Fat'h). Theo nhận xét, đây là nỗ lực của Iran nhằm tạo ra một loại vũ khí phóng từ trên không tương tự Kh-47M2 Kinzhal của Nga.

 

Phi đội Su-22 của Iran nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng hàng không vũ trụ trực thuộc Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC-AF), chúng dễ dàng được nhận biết bởi số hiệu bắt đầu bằng "15-xxxx".

Năm 1991, Iran mua 40 chiếc cường kích cánh cụp cánh xòe Su-20/22 từ Iraq, mặc dù vậy những chiến đấu cơ này vẫn không hoạt động cho đến tận năm 2013, khi Iran bắt tay vào chương trình đại tu toàn diện.

Điều đáng chú ý là vào khoảng tháng 3 năm 2015, có dấu hiệu cho thấy IRGC-AF đã gửi một số máy bay Su-22 của mình cho Không quân Ả Rập Syria (SyAF) để chống lại phiến quân nổi dậy.

 

Hiện tại Iran có trong thành phần chiến đấu tổng cộng 30 chiếc Su-22. Thành tích đáng chú ý của Tehran đến vào tháng 7 năm 2018, khi họ đại tu và hiện đại hóa thành công 10 chiếc Su-22.

Những cải tiến đã giúp cho dòng cường kích cánh cụp cánh xòe này có khả năng mang bom thông minh, tên lửa dẫn đường chính xác, trao đổi dữ liệu với UAV và đặc biệt là sử dụng tên lửa đạo đạo phóng từ trên không với tầm bắn ấn tượng 1.500 km.

Tuy vậy năng lực thực tế của những chiếc Su-22 nói trên kể cả sau khi được hiện đại hóa vẫn là một dấu hỏi lớn, bởi đây là dòng chiến đấu cơ đã quá cũ, khó lòng đáp ứng đòi hỏi của chiến tranh hiện đại.

 

Có lẽ Iran chỉ tạm sử dụng những chiếc Su-22 này thêm một thời gian ngắn trước khi họ nhận được các tiêm kích Su-35SE cũng như Su-30SME hiện đại hơn nhiều do Nga chế tạo.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm