Quốc tế

Cựu sĩ quan Mỹ nhận xét về tiêm kích Su-57 và xe tăng T-14 Armata khiến Nga "chết lặng"?

Hiện nay, chiếc tiêm kích Su-57 và cỗ xe tăng T-14 Armata đầy triển vọng của Nga không có bất cứ tiềm năng quân sự thực sự nào, cựu sĩ quan Lục quân Mỹ Alex Hollings nhận định.

Tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ: "Sát thủ" tiêu diệt Su-24 Nga! / Ấn Độ mua thêm số lượng lớn tiêm kích MiG-29 từ Nga?

Alex Hollings khẳng định rằng, Moscow chỉ cần duy trì các cuộc thảo luận về vũ khí hiện đại, mà thực tế không cần phải sản xuất nó:

"Nga tiếp tục phát triển những hệ thống này, bất chấp việc không đủ khả năng đầu tư cho hoạt động sản xuất hàng loạt, một phần là vì thường chỉ cần sở hữu một sản phẩm quân sự tiềm năng cũng đủ để người ta nhắc tới tên tuổi của mình trên tiện truyền thông, bên cạnh những đối thủ đáng gờm hơn như Mỹ hay Trung Quốc".

Mỹ có hàng trăm tiêm kích F-35 Lightning II đang hoạt động, trong khi Nga chỉ có vỏn vẹn 12 chiếc tiêm kích Su-57 mà còn chưa được sản xuất hàng loạt.

Cựu sĩ quan Mỹ nhận xét về tiêm kích Su-57 và xe tăng T-14 Armata khiến Nga chết lặng? - Ảnh 1.

Xe tăng T-14 Armata

"Đội ngũ tiêm kích tàng hình bé nhỏ của Nga không mang lại bất cứ khả năng quân sự thực sự nào xứng đáng được quan tâm, nếu như không phải việc sở hữu tiêm kích (Su-57), thì cái gì sẽ khiến họ nhắc về bản thân mình trong tâm thế ngang hàng với Mỹ", ông Hollings viết.

Đồng thời, trong bài viết nhắc tới ngư lôi hạt nhân "Poseidon", tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-28 "Sarmat" và tên lửa hành trình tầm thấp khó bị phát hiện "Burevestnik" đầy triển vọng của Nga.

Theo ý kiến của ông Hollings, mỗi quả tên lửa "đều là mối đe dọa thực sự đối với các đối thủ của Nga", nhưng việc chưa được sản xuất hàng loạt "suy cho cùng cũng không còn ý nghĩa".

Ông lưu ý rằng, danh tiếng đó của Nga giúp thúc đẩy hoạt động bán vũ khí trên thị trường thế giới, số tiền thu được có thể chi cho việc kiện toàn năng lực quốc phòng của đất nước.

Theo ý kiến của cựu sĩ quan Lục quân Mỹ, những vấn đề an ninh liên quan tới Nga lại do Mỹ kiểm soát, vì Washington đi đầu trong việc áp dụng chính sách điều khiển sự phản ứng (đó là quá trình khi một bên đưa cho đối thủ căn cứ để ra quyết định bất lợi cho chính đối thủ).

 

Hồi tháng 7/2018, Tạp chí We Are The Mighty của Mỹ đã đưa "Burevestnik, xe tăng T-14 Armata; xe chiến đấu bánh hơi "Boomerang" và bánh xích "Kurganetz-25", tiêm kích Su-57 và tàu sân bay duy nhất của Nga "Đô đốc Kuznetzov" vào danh sách vũ khí mà không cần phải dè chừng trong một cuộc chiến thực sự, bởi vì chúng là những thứ "kém cỏi".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm