Quốc tế

Mỹ quyết vượt qua Nga bằng chương trình vũ khí vượt siêu thanh này

Mỹ đang phát triển chương trình vũ khí vượt siêu thanh "vô tiền khoáng hậu" nhằm vượt qua Nga, duy trì vị thế cường quốc quân sự số một thế giới.

Pháp khẳng định vị thế trên thị trường xuất khẩu vũ khí / Mỹ điều chỉnh chiến lược tái cấu trúc trang bị vũ khí quân sự tại châu Âu

Quân đội Mỹ tin rằng, Nga và các nước lớn khác đã bắt đầu triển khai tên lửa vượt siêu thanh, điều này đặt ra thách thức lớn đối với hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có của Washington. Để tiếp tục duy trì ưu thế của mình, một mặt Quân đội Mỹ tích cực phát triển vũ khí vượt siêu thanh, mặt khác, cũng đẩy nhanh tiến trình phát triển vũ khí chống vũ khí vượt siêu thanh, tăng cường khả năng đánh chặn vũ khí vượt siêu thanh của các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có, từ đó nâng cao khả năng đối phó với một cuộc chiến tranh công nghệ cao có thể xảy ra ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ thử tên lửa SM-6. Nguồn: China.com.

Kể từ khi ông Donal Trump nhậm chức, ông đã chuyển trọng tâm chiến lược quốc gia từ chống khủng bố sang cạnh tranh nước lớn. Trong báo cáo “Đánh giá phòng thủ tên lửa” được công bố vào tháng 1/2019, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đưa các mối đe dọa vượt siêu thanh vào trọng tâm của phòng thủ tên lửa. Phòng thủ vũ khí vượt siêu thanh đang dần nhận được sự quan tâm lớn từ quan chức cấp cao Quân đội Mỹ. Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) và Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) đang tích cực thúc đẩy các hạng mục nghiên cứu và kiểm tra, xác minh công nghệ phòng thủ vượt siêu thanh.

Các động thái gần đây cho thấy, Quân đội Mỹ trước tiên sẽ phát triển khả năng chống vượt siêu thanh trên biển, trong đó lên kế hoạch trang bị cho tàu Aegis, chủ yếu sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng Mark 41 (MK41) để thiết lập phòng thủ khu vực vượt siêu thanh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Nền tảng của hệ thống chống vượt siêu thanh trên biển là Hệ thống vũ khí giai đoạn lượn khu vực phòng ngự tốc độ vượt siêu thanh (RPGWS), vũ khí chủ yếu trong hệ thống này chính là tên lửa SM-6 Block 1B năm 2023 mới bắt đầu tiến hành thử nghiệm khả năng đánh chặn.

Mỹ đang tìm kiếm phương pháp lắp đặt hệ thống cảm biến trên vệ tinh thương mại quỹ đạo thấp. Nguồn: China.com.

Hoạt động phòng ngự vượt siêu thanh chủ yếu do MDA chịu trách nhiệm chính, cơ quan này phụ trách thiết lập quy hoạch cấp cao nhất cho hệ thống phòng thủ vượt siêu thanh, phát triển và kiểm nghiệm hệ thống vũ khí, nghiên cứu công nghệ then chốt và xây dựng kỹ thuật hệ thống. DARPA cũng tiến hành nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật lắp ráp hệ thống phòng ngự vượt siêu thanh.

Phó giám đốc chương trình vũ khí vượt siêu thanh Bộ Quốc phòng Mỹ, Mike White tuyên bố, hệ thống phòng thủ vượt siêu âm của Mỹ sẽ áp dụng chiến lược phòng thủ phân tầng, toàn diện, đồng thời nó sẽ áp dụng các phương pháp phòng thủ chủ động và thụ động, trong giai đoạn chủ động, nó sẽ có thể tấn công vũ khí vượt siêu thanh của đối phương khi bước vào giai đoạn lượn và giai đoạn phòng thủ cuối cùng.

Việc xây dựng hệ thống phòng thủ vượt siêu thanh của Mỹ chủ yếu sẽ dựa trên hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện có. Thông qua các cải tiến và các phương pháp nghiên cứu mới, nó sẽ hình thành khả năng phòng thủ tích hợp chống lại các mối đe dọa của tên lửa đạn đạo và vũ khí vượt siêu thanh. Cơ quan phòng thủ tên lửa hiện đang thúc đẩy phát triển khả năng phòng thủ vượt siêu thanh trên nhiều phương diện, bao gồm kết cấu hệ thống, khả năng phát hiện cảnh báo sớm, khả năng kiểm soát chỉ huy và tên lửa đánh chặn.

 

Tên lửa vượt siêu thanh Kinzhal của Nga. Nguồn: China.com.

Ngoài việc cải tiến hệ thống hiện có, Mỹ cũng phát triển 4 hạng mục phòng thủ vượt siêu thanh bao gồm: Hệ thống truyền số liệu theo dõi tên lửa đạn đạo và vũ khí vượt siêu thanh (HBTSS), Hệ thống vũ khí phòng thủ tốc độ vượt siêu thanh (HDWS), Hệ thống RPGWS, chương trình Glide Breaker được mệnh danh “kẻ phá vỡ vượt siêu thanh”. Cụ thể:

1/ Hệ thống HBTSS: Hệ thống này trước đây gọi là "Hệ thống theo dõi phòng thủ tên lửa" (MDTS) và "Lớp cảm biến không gian" (SSL), bao gồm khoảng 200 tải trọng cảm biến 50-500 kg được triển khai trên các vệ tinh thương mại có quỹ đạo thấp. Mục đích là để loại bỏ các khoảng trống trong mạng cảm biến và theo dõi liên tục các tên lửa đạn đạo có quỹ đạo phức tạp và vũ khí vượt siêu thanh từ khi phóng đến khi đánh chặn. DARPA chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển tải cảm biến, quản lý vệ tinh.

Trung tâm Hệ thống Tên lửa và Không gian Không quân Mỹ chịu trách nhiệm đưa ra các yêu cầu nhiệm vụ. Tháng 10/2019, MDA đã trao cho Northrop Grumman, Leidos, L3 và Raytheon giai đoạn thứ hai của dự án hoàn thành thiết kế nguyên mẫu tải, xử lý chuỗi tín hiệu và nghiên cứu thuật toán phần mềm. Theo Đạo luật ủy quyền quốc phòng năm tài chính 2020, hệ thống HBTSS sẽ được thử nghiệm trên quỹ đạo vào ngày 31/12/2021 và đạt hiệu quả hoạt động ban đầu sau năm 2023.

Mỹ phóng thử nghiệm tên lửa vượt siêu thanh vào tháng 3/2020. Nguồn: China.com.

2/ Hệ thống HDWS: Tháng 9/2018, MDA công bố dự án HDWS, đồng thời giao cho 8 đơn vị với 21 hợp đồng R & D (hợp đồng nghiên cứu triển khai), và bắt đầu tiến hành nghiên cứu phát triển giai đoạn định nghĩa khái niệm. Tháng 9/2019, 5 đề án đã được chọn ra từ 21 đề án và cơ quan này đã trao hợp đồng nghiên cứu và phát triển giai đoạn cải tiến khái niệm. 5 đề án nghiên cứu được trao bao gồm:

Phương án “Hệ thống vũ khí phòng thủ Javelin-Hypersonic” (DART) của Lockheed Martin, dựa trên sự cải tiến tên lửa đánh chặn THAAD; Phương án “Hệ thống vũ khí phòng thủ Javelin-Hypersonic” của Lockheed Martin dựa trên cải tiến tên lửa Patriot-3 MSE; Phương án “tên lửa đánh chặn vượt siêu thanh nhằm vào vũ khí tốc độ vượt siêu thanh” (HYVINT) của Boeing; Phương án SM-3 HAWK của Raytheon, dựa trên các cải tiến tên lửa SM-3; Phương án "khái niệm phòng thủ vượt siêu thanh phi động lực học" của Raytheon, đây là một giải pháp phi động lực học dựa trên vũ khí microwave công suất cao.

 

Tên lửa SM-6 Block 1B của Mỹ. Nguồn: China.com.

3/ Hệ thống RPGWS: Hệ thống này nhấn mạnh đến "giai đoạn lượn" và "phòng thủ khu vực", điều này cho thấy đối tượng phòng thủ của hệ thống này không phải là đầu đạn lượn siêu âm gắn trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa như tên lửa Zircon của Nga, mà là đầu đạn lượn vượt siêu thanh của tên lửa đạn đạo tầm trung - xa đang trong giai đoạn lượn.

4/ Chương trình Glide Breaker: Tháng 9/2018, DARPA lần đầu tiên công khai bản thiết kế khái niệm "Glide Breaker", đến tháng 11/2018, DARPA đã ban hành thông báo về việc phát triển Glide Breaker, thông báo chủ yếu tập trung vào việc phát triển kỹ thuật thành phần vũ khí vượt siêu thanh. Tháng 2/2020, DARPA đã trao cho công ty Pratt & Whitney Rocketdyne một phần hợp đồng phát triển và nghiên cứu công nghệ Glide Breaker trị giá 19,6 triệu USD.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm