Quốc tế

Đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ lên ngôi

Vũ khí hạt nhân hạng nặng từng là niềm kiêu hãng của Nga và Mỹ, nhưng chúng đã không còn thích hợp với chiến tranh hiện đại.

S-400 lần đầu khai hỏa bắn rơi tên lửa đạn đạo Israel? / Siêu súng Metal Storm của Australia bắn 1 triệu viên đạn/phút, vượt xa súng Mỹ

Ngay thay đổi

Theo ông Dmitry Semizorov, Tổng giám đốc Công ty Uraltransmash vừa thông báo cho biết, việc nâng cấp pháo tự hành có thể bắn đạn hạt nhân 2S7M Malka sẽ được hoàn tất trước khi kết thúc tháng 12/2019, hiện những cuộc thử nghiệm cuối cùng đang được thực hiện tại thao trường.

"Chúng tôi đang cung cấp loại cối tự hành Tyulpan cải tiến. Còn loại pháo Malka thì tháng 12 năm nay sẽ hoàn tất công tác cải tiến hiện đại hóa rất sâu: thay thế những chi tiết nhập khẩu bằng loại sản xuất trong nước, lắp thêm các tổ hợp linh kiện mới. Trong năm tới chúng tôi chuẩn bị sản xuất hàng loạt loại pháo này", ông Semizorov nói.

Tên lửa đạn đạo Iskander-M.

Tên lửa đạn đạo Iskander-M.

Mẫu pháo cải tiến mới được thay thế hộp số trước đây sản xuất ở Kharkov sang loại sản xuất trong nước, bộ chế cung cấp và phân phối hỏa lực trước cũng do Ukraine sản xuất.

"Chúng tôi tiến hành thay thế các chi tiết nhập khẩu trong hệ thống dẫn đường và tổ hợp bảo vệ nội bộ. Hiện nay mẫu pháo Malka cải tiến đang hiện diện trên thao trường và được thử nghiệm thành công", ông Semizorov nói thêm.

Điều đặc biệt theo tiết lộ của vị giám đốc này là khẩu Malka có khả năng tấn công chính xác hơn nhiều nguyên bản bằng cả đạn thông thường và hoặc đạn hạt nhân chiến thuật nhờ có thể phối hợp và nhận được chỉ thị mục tiêu từ máy bay trinh sát không người lái.

Cùng với việc nâng cấp vũ khí đang sử dụng, Nga đã có bước thay đổi quan trọng trong chiến lược phát triển vũ khí hạt nhân của mình. Thay vì vũ khí hạt nhân cỡ lớn hạng nặng như thời Chiến tranh lạnh, Nga tập trung vào phát triển những đầu đạn hạt nhân chiến thuật có kích thước nhỏ hơn nhiều.

 

Những đầu đạn chiến thuật thế hệ mới hiện nay được Nga tập trung phát triển với mục đích có thểtrang bị cho tên lửa đạn đạo Iskander-M, tên lửa 9M729, tên lửa tầm xa phóng từ trên không X-101, tên lửa Kalibr...

Điều đặc biệt là ngoài khả năng mang đầu đạn chiến thuật, những vũ khí này vẫn mang được đầu đạn thông thường với sức công phá lớn.

Ngoài ra, giới quân sự Mỹ còn có thông tin cho rằng Nga có thể cho khôi phục lại đoàn tàu hạt nhân với hệ thống tên lửa RT-23 UTTKh nặng tới 104,5 tấn, tổng chiều dài 23,3m, đường kính thân 2,4m. Mỗi quả tên lửa loại này có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV) có thể tấn công những mục tiêu riêng rẽ.

Mỹ không đứng ngoài cuộc

Trước sự thay đổi của Nga từ đầu đạn hạt nhân chiến lược sang chiến thuật với kích thước thu gọn hơn rất nhiều, Mỹ cũng có bước đi tương tự khi phát triển đầu đạn hạt nhân W76-2 có công suất thấp hơn cho các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm nhằm đối phó vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga.

 

Cơ quan An ninh Hạt nhân quốc gia, cho biết vũ khí hạt nhân mới được gọi là W76-2 đã bắt đầu chế tạo tại nhà máy Pantex ở thị trấn Panhandle, bang Texas. Đầu đạn hạt nhân mới là một phiên bản của đầu đạn W76-1, được trang bị trên tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Hải quân Mỹ.

Đầu đạn W76-1 là vũ khí chiến lược có đương lượng nổ rất lớn. Theo Hans Kristensen, giám đốc dự án thông tin hạt nhân toàn cầu, đầu đạn W76-1 có đương lượng nổ khoảng 100 kiloton, trong khi quả bom hạt nhân mà Mỹ từng ném xuống Hiroshima, Nhật Bản, có đương lượng nổ 15 kiloton.

Bộ Năng lượng Mỹ không cung cấp thông tin chi tiết về đầu đạn W76-2, nhưng nó được cho là có đương lượng nổ khoảng 5-7 kiloton, Kristensen nhận định. Công suất nổ nhỏ hơn có thể được tạo ra bằng cách loại bỏ hoặc vô hiệu hóa giai đoạn nổ thứ cấp của đầu đạn W76-1.

Các đầu đạn hạt nhân công suất lớn thường được thiết kế với 2 ngòi nổ chính và thứ cấp. Ngòi nổ chính là quả bom nguyên tử nhỏ, nó được kích nổ để tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân thứ cấp, giúp tăng công suất vụ nổ lên gấp hàng chục lần. Việc loại bỏ giai đoạn nổ thứ cấp sẽ tạo ra vũ khí hạt nhân có công suất thấp hơn.

Hồi năm 2018, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đề xuất việc phát triển vũ khí hạt nhân nhỏ hơn, có thể phóng từ tàu ngầm. Đầu đạn hạt nhân mới nhỏ hơn sẽ giúp cân bằng với lực lượng hạt nhân chiến thuật của Nga. Báo cáo tuyên bố nó sẽ giúp đảm bảo rằng đối thủ tiềm năng nhận thấy không có lợi thế nào trong việc leo thang hạt nhân.

 

Tuy nhiên, ông Kristensen lo ngại đầu đạn mới có thể khiến nguy cơ chiến tranh hạt nhân xảy ra. Đầu đạn W76-2 sẽ được phóng cùng với tên lửa đạn đạo Trident II.

Mỹ là quốc gia duy nhất từng sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến đấu, cho dù công suất thấp, việc sử dụng nó một lần nữa nếu có sẽ là khởi đầu cho cuộc chiến hạt nhân tổng lực.

Cơ quan An ninh hạt nhân cho biết một số lượng nhỏ đầu đạn hạt nhân mới đã được bàn giao cho Hải quân Mỹ hồi tháng 10/2019.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm