Thừa nhận của tướng Mỹ khi Sarmat nhận đầu đạn mới
Máy bay quân sự Nga vẫn kém xa Mỹ về số lượng, còn chất lượng thì sao? / Đoàn xe quân sự Mỹ tìm cách xâm nhập căn cứ không quân Nga tại Syria
Thông tin được Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, Thượng tướng Sergei Karakaev cho biết, tên lửa Sarmat sẽ được mang theo các đơn vị đầu đạn siêu thanh để bổ sung tầm bắn của các nền tảng tác chiến hiện tại.
"Tên lửa hạng nặng Sarmat mới sẽ sánh ngang với người tiền nhiệm, và có nhiều đặc điểm sẽ vượt trội đáng kể", Tướng Karakaev nói và tiết lộ thêm rằng các tên lửa Sarmat có thể được trang bị cho cả những đơn vị tác chiến siêu thanh mới nhất.
Được biết, ngay từ năm 2016, Nga đã bắt đầu có những cuộc thử nghiệm đầu tiên trang bị đầu đạn siêu thanh cho tên lửa Sarmat. Vụ thử nghiệm được thực hiện ngày 19/4/2016, Lực lượng tên lửa chiến lược Nga sử dụng tên lửa đạn đạo chiến lược UR-100N. Kết quả thử nghiệm đã cho thấy Sarmat hoàn toàn tương thích để mang theo loại đầu đạn đặc biệt này.
Đánh giá về sự nguy hiểm khi Nga trang bị cho Sarmat đầu đạn siêu thanh, Thiếu tướng nghỉ hưu Howard Dalas Thompson, cựu Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ cảnh báo rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đơn giản là bất lực trước việc ngăn chặn thế hệ tên lửa siêu thanh mới nhất của Nga.
Ông Thompson lập luận rằng các nhà lãnh đạo quân sự đã bỏ qua việc phát triển hệ thống phòng thủ phù hợp chống lại những mối đe doạ siêu thanh từ Nga. Đã có những lời kêu gọi Mỹ theo đuổi vũ khí siêu thanh trong giới chức hoạch định chính sách quốc phòng, nhưng Mỹ vẫn tụt lại phía sau so với Nga.
Hiện tại, các cảm biến và radar của Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ được thiết kế chỉ cho một mục đích là chống lại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Iran hoặc Triều Tiên. Các ICBM có đường bay có thể dự đoán được và các loại hệ thống tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và Patriot của Mỹ không có khả năng đánh chặn và phá huỷ loại ICBM này.
Nhưng hệ thống phòng thủ của Mỹ không có khả năng đánh chặn tên lửa siêu thanh. Những tên lửa như Avangard hay Sarmat mang đầu đạn siêu thanh của Nga bay ở độ cao thấp và vận tốc nhanh để tránh bị radar phát hiện. Chúng cũng có thể tham gia vào các cuộc tấn công tên lửa đất đối không, làm giảm cơ hội đánh chặn thành công.
Ông Thompson viết: "Thực tế khắc nghiệt là các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại của chúng ta, cũng như tư duy hoạt động của chúng ta, đơn giản là không có khả năng chống lại mối đe doạ này". Nhận định của tướng Mỹ tương tự như một báo cáo gần đây của Văn phòng Trách nhiện Chính phủ, trong đó kết luận rằng Mỹ "hiện không có biện pháp đối phó nào với các mối đe doạ".
Trong khi Lầu Năm Góc có kế hoạch trang bị vũ khí siêu thanh vào năm 2025 và đạt được một số tiến bộ trong việc phát triển máy bay đánh chặn, thì ông Thompson cho rằng cần có một chương trình phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và các công ty vũ khí để đối phó với những tiến bộ của Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Nga phóng thử tên lửa Sarmat.