Quốc tế

Điều ít biết về dự án tăng chủ lực Challenger 3 tương lai của quân đội Anh

Quân đội Anh đang đẩy nhanh chương trình hiện đại hóa xe tăng chủ lực, nhằm tạo ra chiếc Challenger 3 “đẳng cấp thế giới", trở thành "cỗ máy chết chóc nhất của NATO" vào năm 2030.

Mỹ tạo nên cuộc cách mạng khi thử thành công 'não AI' / Biển Đen nhận thêm 7 tàu mang Kalibr vì tình hình mới

Quân đội Anh vừa mới thông qua các kế hoạch nâng cấp lực lượng xe tăng chủ lực Challenger 2. Liên doanh Rheinmetall BAE Systems Land là nhà thầu chính thực hiện chương trình nâng cấp và thực hiện các công việc cần thiết cho dự án quan trọng này trong những năm cuối thập kỷ này.

Kế hoạch hiện đại hóa

Quá trình sản xuất xe tăng chủ lực Challenger 2 bắt đầu vào năm 1994 và kéo dài đến năm 2002. Xe tăng chính thức được biên chế vào năm 1998. Ngay lập tức sau đó, việc tìm kiếm cách thức hiện đại hóa các thiết bị của Challenger 2 bắt đầu được triển khai, song cho đến gần đây, tất cả những ý tưởng không được phát triển, vì lý do khác nhau. Tuy vậy, lý do cơ bản cho việc từ chối hiện đại hóa xe tăng Challenger 2 là thiếu tài chính.

RBLS giới thiệu mẫu xe tăng của dự án Dự án kéo dài tuổi thọ Challenger 2 năm 2019.

Cuối năm 2015, Bộ Quốc phòng Anh đã khởi động Dự án kéo dài tuổi thọ Challenger 2 (LEP), để nâng cấp đội xe tăng hiện có của mình. Ban đầu dự án được lên kế hoạch thực hiện theo quá trình hiện đại hóa "nhỏ lẻ", chỉ tập trung vào thiết bị đo đạc. Dự án sau đó được hoàn thành vào năm 2019.

Tuy nhiên, vào năm 2019, chương trình LEP đã được tái khởi động, với những yêu cầu mới. Hiện các đề xuất được nêu ra nhằm thực hiện một cuộc hiện đại hóa lớn hơn, tập trung vào hệ thống vũ khí, tổ hợp nhà máy điện, tháp pháo và các cấu trúc khác. Ngoài ra, dự án cũng xem xét việc sửa đổi khối lượng và chi phí cho quá trình hiện đại hóa.

Trong năm 2019, liên doanh Rheinmetall BAE Systems Land (RBSL) của Đức-Anh đã đề xuất dự án hiện đại hóa Challenger-2. Vào hồi tháng 9 cùng năm, chiếc xe tăng thử nghiệm mới của dự án đã xuất hiện trong một cuộc triển lãm. Sau đó, các thử nghiệm cần thiết được thực hiện, nhằm xác định các đặc điểm thực tế và so sánh với các dự án cạnh tranh phát triển khác.

Theo kết quả, dự án của RBSL được công nhận là thành công nhất và được khuyến nghị triển khai trên quy mô toàn diện. Ngày 7/5/2021, Bộ Quốc phòng Anh đã thông báo về việc ký kết hợp đồng cho dự án. Một số nội dung của chương trình hiện đại hóa dự kiến đã được báo cáo cụ thể. Theo đó, dự án sẽ nâng cấp các xe tăng chủ lực Challenger-2 thành phiên bản Challenger 3.

Xe tăng chủ lực cho tương lai

 

Từ giai đoạn 1994-2002, quân đội Anh đã mua 386 xe tăng Challenger-2 và 22 phương tiện huấn luyện. Đến năm 2010, số lượng trang bị trong đội hình giảm xuống còn 225 chiếc và giữ nguyên mức đó cho đến ngày nay. Theo các kế hoạch trước đây, một lực lượng tăng chủ lực như vậy sẽ được duy trì cho đến năm 2035. Tuy nhiên, hiện nay kế hoạch đã được sửa đổi, liên quan đến dự án Challenger 3.

Anh bắt đầu triển khai Dự án kéo dài tuổi thọ tăng Challenger 2 từ năm 2015.

Tháng 3/2021, một đánh giá mới về quốc phòng và an ninh đã được công bố, trong đó đưa ra yêu cầu cắt giảm đội xe tăng. Theo đó, chỉ có 148 xe tăng sẽ được sử dụng trong tương lai và sẽ được sửa chữa và hiện đại hóa. Điều này cho phép chúng tiếp tục phục vụ cho đến những năm 2040. Còn 77 xe còn lại sẽ bị loại khỏi biên chế. Hợp đồng mới giữa Bộ Quốc phòng Anh và RBSL tiếp nhận phương án này và bắt đầu thực hiện.

Công việc chính của dự án Challenger 3 sẽ được thực hiện tại nhà máy RBSL ở Telford (Anh). Dự án này sẽ cung cấp 200 việc làm, trong đó có 130 vị trí tuyển dụng cho các kỹ sư. Các đơn vị riêng lẻ sẽ được cung cấp bởi các công ty khác, nơi có khoảng 450 việc làm khác sẽ được tạo ra.

Trong những năm tới, các nhà thầu sẽ phải hoàn thành việc phát triển dự án và chuẩn bị dây chuyền sản xuất. Những chiếc xe tăng đầu tiên được nâng cấp dự kiến ra mắt vào năm 2027. Chiếc cuối cùng trong số 148 xe tăng chủ lực sẽ quay trở lại biên chế năm 2030. Tổng chi phí của dự án hiện đại hóa này, theo hợp đồng, sẽ là 800 triệu bảng Anh (khoảng 5,4 triệu bảng/xe tăng).

Bộ Quốc phòng Anh đánh giá cao triển vọng của dự án mới. Quân đội nước này kỳ vọng Challenger 3 sẽ trở thành "xe tăng đẳng cấp thế giới" và là "cỗ máy chết chóc nhất của NATO". Ngoài ra, vũ khí mới và các hệ thống hiện đại khác sẽ cho phép Challenger-3 của Anh vượt qua các xe tăng chủ lực hiện đại của Nga.

 

Nâng cấp toàn diện

Dự án Challenger 3 của RBLS liên quan đến việc hiện đại hóa sâu rộng dòng xe tăng hiện có, với việc thay thế hầu hết các hệ thống và thiết bị chính. Do đó, xe tăng mới sẽ tăng cường khả năng cơ động, gia tăng khả năng bảo vệ, hỏa lực và các chỉ số quan trọng khác. Ngoài ra, xe tăng nâng cấp có thể hoạt động như một phần của hệ thống tác chiến chỉ huy, cùng với hệ thống điều khiển hiện đại và dễ dàng thực hiện trao đổi dữ liệu.

Những thay đổi chính của dự án Challenger 3.

Trong quá trình nâng cấp, vỏ xe tăng sẽ nhận được giáp trước mô-đun mới. Thành phần và đặc tính của nó không được nêu rõ, nhưng mức độ bảo vệ được báo cáo là gia tăng đáng kể. Để thay thế tháp cũ, một mui xe mới đã được phát triển với lớp giáp gia cố và khối lượng cần thiết để lắp đặt thiết bị mới. Trong tương lai, xe tăng cũng sẽ nhận được tổ hợp phòng thủ tích cực.

Hệ thống vũ khí của Challenger-3 được trang bị pháo 120mm nòng trơn Rheinmetall Rh 120 L55A1 nạp đạn bằng tay. Pháo có thể sử dụng đầy đủ các loại đạn bắn hiện có và loại mới cho các mục đích khác nhau. Đặc biệt, cơ số đạn của xe tăng sẽ bao gồm đạn phân mảnh mới có độ nổ cao, với ngòi nổ lập trình DM11. Các vũ khí bổ sung sẽ bao gồm một mô-đun chiến đấu bằng súng máy được điều khiển từ xa.

RBSL dự tính thực hiện một cuộc đại tu triệt để hệ thống điều khiển hỏa lực và các thiết bị khác trên xe tăng. Hệ thống ống kính, máy tính điều khiển và các thành phần khác của xe tăng sẽ được chọn mới, mà không sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn của Challenger 2. Hệ thống điều khiển hỏa lực sẽ được kết hợp với các phương tiện liên lạc hiện đại, cung cấp việc trao đổi dữ liệu về tình hình chiến thuật.

 

Triển vọng dự án

Chương trình Dự án kéo dài tuổi thọ Challenger 2 (LEP) đã vượt qua giai đoạn đầu tiên và đang bước sang giai đoạn mới. Trong những năm tới, liên doanh Rheinmetall BAE Systems Land và các công ty liên quan sẽ phải tổ chức các nội dung mới và khởi động công việc hiện đại hóa hàng loạt thiết bị. Theo kế hoạch chung, tới năm 2030, quân đội Anh sẽ đổi mới hoàn toàn lực lượng tăng chủ lực của mình.

Challenger 3 sẽ là tăng chủ lực của quân đội Anh trong tương lai.

Do thiếu kinh phí, quân đội Anh không đủ khả năng duy trì một đội xe tăng lớn, và hiện chỉ có 225 xe tăng chủ lực. Việc hiện đại hóa tất cả các thiết bị này cũng trở nên bất khả thi và khoảng 1/3 số xe tăng sẽ phải ngừng hoạt động do thiếu kinh phí để khôi phục.

Bên cạnh đó, sự gia tăng khả năng của xe tăng nâng cấp không chỉ nhờ vào lợi ích của các thiết bị và vũ khí mới. Nó còn dựa trên những hạn chế và thiếu sót khách quan của xe tăng hiện có. Theo đó, Challenger-2 chưa từng trải qua một đợt nâng cấp lớn và các đặc điểm của nó vẫn ở mức cuối những năm 1990. Thực tế này dẫn đến nhu cầu cấn thiết phải phát triển một đơn vị chiến đấu hoàn toàn mới.

Tuy nhiên, từ quan điểm kỹ thuật, các chuyên gia cho rằng, dự án Challenger 3 của Rheinmetall BAE Systems Land có vẻ khá thành công. Các giải pháp được đề xuất thực sự có khả năng cải thiện các đặc tính kỹ thuật và tăng khả năng chiến đấu của xe tăng hiện có. Ngoài ra, tất cả các khả năng cần thiết của xe tăng chủ lực hiện đại đều được cung cấp.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm