Quốc tế

Đòn đánh xuyên tăng của T-15 Armata

Với việc được tích hợp module AU-220M, xe chiến đấu thế hệ mới T-15 Armata của Nga có thể tung ra những cú đánh xuyên thủng mọi loại tăng.

Mỹ - Hàn Quốc xem xét giảm quy mô tập trận chung / Nhà sáng lập WikiLeaks ra tòa tại Anh

Theo Sputnik, hệ thống pháo phòng không tự hành Derivatsiya- PVO đặt trên khung gầm xe BMP-3 và xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata sẽ là những cỗ xe đầu tiên được trang bị module chiến đấu thế hệ mới AU-220M.

Trong đó, T-15 tích hợp AU-220M sẽ chính thức xuất hiện trước công chúng trong đại lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng 9/5/2020. Sau khi hoàn thành các thử nghiệm cần thiết để kiểm tra độ tương thích, T-15 sẽ được trang bị đại hệ thống chiến đấu tối tân này.

Cận cảnh module chiến đấu tối tân trên xe T-15 Armata.
Cận cảnh module chiến đấu tối tân trên xe T-15 Armata.

Hỏa lực chính là pháo tự động 57mm và súng máy 7,62mm cùng hoạt động song song. Module xoay 360 độ và có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất, mặt nước ở khoảng cách hơn 14 km, trên không (nòng súng cũng có thể được hướng lên cao) - ở độ cao lên tới 7,5km.Đến khi đó, khả năng chiến đấu của cỗ xe này tăng sẽ tăng lên rất nhiều bởi theo những thông tin được công khai, AU-220M là hệ thống chiến đấu tự động (không có người) điều khiển từ xa.

Sơ tốc của đạn lên tới 1500 m/s với tốc độ bắn 80 phát/phút. Ở khoảng cách 1,5 km, đạn 57mm của T-15 có thể dễ dàng xuyên qua lớp giáp dày 120mm. Với đòn đánh này có thể xuyên qua được hầu hết giáp của xe tăng hiện nay.

Hai bên tháp pháo của module mới còn được lắp 4 tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet-EM có tầm bắn tối đa từ 8 - 10 km. Đặc biệt, T-15 Armata được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, có khả năng tự động tìm kiếm mục tiêu trong nhiều dải quang phổ khác nhau ở chế độ chủ động và thụ động.

Để phát hiện mục tiêu được ngụy trang, T-15 được trang bị thiết bị ngắm quang học. Hệ thống điều khiển hỏa lực của T-15 có thể tham chiến đồng thời với 2 mục tiêu.

 

Điểm làm nên sự khác biệt của cặp đôi T-15 và AU-220M là chúng được trang bị đạn thông minh kích nổ từ xa, đặc biệt hiệu quả đối với các mục tiêu UAV nhỏ, ngày càng được sử dụng rộng rãi trên chiến trường. Để tăng cường khả năng chiến đấu cho cỗ xe này, Nga cũng vừa quyết định trang bị máy bay không người lái (UAV).

"Việc sử dụng UAV trên xe chiến đấu bộ binh Armata T-15 nhằm để mở rộng tầm quan sát. Đây là một nhân tố không thể thiếu ở mức chiến thuật. Thật khó để di chuyển cả một đoàn xe mà không nhìn thấy gì phía trước", Giám đốc công ty Uralvagonzavod, ông Oleg Sienko cho biết.

Với những thông tin được công khai, T-15 xứng đáng ở ngôi vị số một thế giới về dòng xe bộ binh chiến đấu bởi nhiều tính năng của nó hơn hẳn xe chiến đấu chủ lực của phương Tây.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm