Động cơ tên lửa: Những kỷ lục chỉ mình Nga phá được
Kho vũ khí Hamas đã định hình cuộc chiến ở Gaza mới đây như thế nào? / Nga từ lâu đã sẵn sàng đáp trả vũ khí không gian bí mật của Mỹ
Động cơ tên lửa làm việc lâu kỷ lục
Theo giới công nghiệp hàng không vũ trụ Nga tiết lộ, các công trình sư nước này vừa thử nghiệm mẫu động cơ tên lửa có thể hoạt động trong hơn 3.000 giây (50 phút), lập kỷ lục về thời lượng làm việc – kỷ lục mà khó có thể có loại động cơ tên lửa của nước nào có thể phá vỡ được.
Thông tin này do đích danh nhà thiết kế chính của Công ty cổ phần “Phòng thiết kế Khimavtomatiki” là ông Viktor Gorokhov công bố trên làn sóng chương trình “Nghiệm thu quân sự” của kênh truyền hình “Zvezda”. Do đó, tính xác thực của nó là “không thể bàn cãi”.
Công ty cổ phần “Phòng thiết kế Khimavtomatiki” đặt tại Voronezh là nhà sáng chế động cơ tên lửa dành cho kỳ thứ hai và thứ ba của hầu hết các tên lửa đẩy sản xuất nội địa để phóng vào không gian, kể cả động cơ RD0124 MS cho kỳ thứ hai của tên lửa đẩy triển vọng “Soyuz-5”.
Sở dĩ, khoảng thời gian hoạt động của tên lửa mới được coi là “kỷ lục của kỷ lục” là do so với những sản phẩm khác, động cơ mới hoạt động hiệu quả hơn gấp gần 10 lần, vì thông thường, động cơ tên lửa ba kỳ có thời lượng làm việc chỉ trong khoảng 280 giây.
“Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm dài như vậy và động cơ không chỉ hoạt động trong khoảng 750 giây trong một lần khởi động mà đã làm việc trong hơn 3.000 giây” - ông Viktor Gorokhov cho biết. Đây có lẽ là kỷ lục mà khó có loại động cơ tên lửa nào có thể lặp lại được.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, động cơ ôxy-dầu hỏa thế hệ mới là kinh tế nhất, vì nó được bố trí trong mạch kín.
Phóng tên lửa Soyuz-2.1b với tầng đẩy Fregat từ Sân bay Vũ trụ Baikonur |
Kỷ lục mới về số vụ phóng an toàn
Vừa qua, giới công nghiệp hàng không vũ trụ Nga cũng được xác nhận là đã lập nên một kỷ lục mới sau vụ phóng tên lửa đẩy Soyuz-2.1b với 36 vệ tinh liên lạc OneWeb của Anh từ sân bay vũ trụ Vostochny hôm ngày 26 tháng 4 năm 2021. Đó đã là vụ phóng vũ trụ liên tiếp kỷ lục lần thứ 59 của Nga (không xảy ra bất cứ tai nạn hay trục trặc nào). Kỷ lục trước đó của Nga là 58 lần phóng lên vũ trụ thành công liên tiếp, được thiết lập trong khoảng thời gian từ tháng 2/1992 đến tháng 2/1993.
Loạt vụ phóng không có tai nạn bắt đầu sau vụ phóng có người lái vào tháng 10 năm 2018, khi chuyến bay Soyuz MS-10 đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) bị gián đoạn do tai nạn trong quá trình tách các khối tên lửa Soyuz-FG. Nhờ hệ thống cứu hộ khẩn cấp, phi hành gia Nga Alexei Ovchinin và phi hành gia người Mỹ Nick Haig đã hạ cánh an toàn.
Trong hai năm rưỡi vừa qua, Nga đã thực hiện 27 vụ phóng thành công từ sân bay vũ trụ Baikonur, 19 vụ từ sân bay Plesetsk, 6 vụ từ sân bay Vostochny và 7 vụ từ sân bay vũ trụ Kourou ở Guiana thuộc Pháp. Để so sánh, trong cùng thời gian trên thế giới có tới 18 vụ phóng vào vũ trụ bị sự cố: 8 vụ của Trung Quốc, 3 vụ của Iran, 3 vụ ở Mỹ, 2 vụ ở Pháp và 2 vụ ở New Zealand.
Tuy nhiên, kỷ lục mới này của ngành hàng không vũ trụ Nga cũng không là gì nếu so sánh với thời kỳ huy hoàng của Liên Xô. Trong giai đoạn từ tháng 1 năm 1983 đến tháng 11 năm 1984, Liên bang Xô viết đã có thể thực hiện liên tiếp 185 vụ phóng vũ trụ thành công.
End of content
Không có tin nào tiếp theo