Quốc tế

Đức giới thiệu công nghệ phát hiện máy bay tàng hình F-35

Theo trang tin quân sự C4ISRNET, hãng chế tạo Đức Hensoldt đã giới thiệu hệ thống radar thụ động mới TwInvis có khả năng phát hiện máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II. Hệ thống radar TwInvis có khả năng “bóc vỏ” khả năng tàng hình của máy bay F-35.

Tiếp liệu trên không cho tiêm kích F-35: 'Khó như lên trời' / Lỗi 'ngớ ngẩn' khiến F-35 bị delay... 45.000 giờ mỗi năm, nay mới được sửa

Để khẳng định khả năng hoạt động của hệ thống radar TwInvis, đại diện hãng Hensoldt cho biết, nguyên mẫu của radar thụ động này đã phát hiện ra tín hiệu của máy bay F-35 ở khoảng cách 150km tại triển lãm hàng không ILA Berlin Air Show năm 2018. Cụ thể, hệ thống radar TwInvis đã phát hiện và bám theo 2 máy bay F-35A của Không quân Mỹ nhờ đọc tín hiệu nhận diện vật thể bay lạ so với mẫu tín hiệu máy bay dân sự đã lưu trong bộ nhớ điều khiển.

Công nghệ radar thụ động đang làm mất khả năng tàng hình của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Ảnh: USairforce.

Đánh giá về hệ thống radar thụ động mới của Đức, Tạp chí công nghệ Popular Mechanicalics cho biết, công nghệ áp trụng trên TwInvis phù hợp với nhiệm vụ cảnh giới và giám sát. Hệ thống có khả năng nhận diện sớm sự hiện diện của vật thể bay tàng hình trong khu vực giúp hệ thống phòng không có biện pháp đối phó kịp thời.

Liên quan tới vấn đề này, một số chuyên gia Mỹ cho biết, việc F-35 bộc lộ tín hiệu tại ILA Berlin Air Show có khả năng liên quan tới việc trong các hoạt động trình diễn và giao lưu, các máy bay F-35 được treo thêm thấu kính Luneberg để che giấu mẫu tín hiệu phản xạ radar thật của máy bay. Tuy nhiên, đại diện hãng Hensoldt bác bỏ và khẳng định hệ thống radar TwInvis không sử dụng tín hiệu radar phản xạ chủ động, nên các biện pháp che giấu của Không quân Mỹ không có tác dụng.

Hiện tại, nguyên tắc radar thụ động đang được sử dụng rộng rãi để phát hiện các mục tiêu bay tàng hình. Không dùng nguyên tắc bắt tín hiệu phản xạ truyền thống, radar thủ động sử dụng nguyên lý tìm kiếm và theo dõi các nhiễu động tín hiệu vô tuyến trong không gian do vật thể bay tạo ra trong không gian. Không chỉ có Đức, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang theo đuổi công nghệ radar thụ động với nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu bay thấp và máy bay tàng hình.

Nguyên mẫu hệ thống radar thụ động TwInvis. Ảnh:

Mỹ đang mở rộng các đơn hàng cung cấp máy bay F-35 cho đồng minh và các đối tác tham gia phát triển dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này. Mới đây, Mỹ đã phải áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ, một đối tác quan trọng trong chương trình phát triển máy bay F-35 liên quan tới việc Ankara quyết định mua tổ hợp tên lửa S-400 Triumph từ Nga. Washington cho rằng, S-400 sẽ làm lộ các thông tin bí mật liên quan tới máy bay F-35, đặc biệt là tín hiệu phản xạ radar và nhận định hình dáng khí động. Ngoài ra, việc các tính năng của máy bay F-35 dần bị nhận diện có thể giảm khả năng xuất khẩu của sản phẩm tỷ đô này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm