Tướng Nga thừa nhận sự thật gây sốc về năng lực phòng thủ tên lửa của Moskva
Tiếp liệu trên không cho tiêm kích F-35: 'Khó như lên trời' / Lỗi 'ngớ ngẩn' khiến F-35 bị delay... 45.000 giờ mỗi năm, nay mới được sửa
Sức mạnh của các hệ thống phòng thủ tên lửa Nga nằm ở tổ hợp đánh chặn tầm siêu xa A-135 Amur và A-235 Nudol, đây là các tên lửa phòng thủ được trang bị đầu đạn hạt nhân.
Bên cạnh đó là số lượng rất lớn các hệ thống phòng không có chức năng chống tên lửa đạn đạo khác như S-400 Triumf, S-300V4 hay S-300VM Antey-2500, tạo ra lớp phòng thủ nhiều tầng hiệu quả.
Một báo cáo gần đây do Mỹ công bố đã chỉ ra thực tế rằng Washington có 1.750 đầu đạn hạt nhân cho các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể tấn công Nga.
Tuy nhiên báo chí Nga cho rằng số lượng như trên là không đủ để vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Moskva, ngay cả trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công quy mô lớn.
Theo các chuyên gia Nga, ngay cả khi nổ ra tình huống xung đột quân sự Nga - Mỹ và Washington quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân, họ sẽ không có đủ đầu đạn hạt nhân để vượt qua các lớp phòng thủ đạn đạo của Nga.
Chưa cần các tổ hợp A-135 và A-235, đến nay quân đội Nga được trang bị khoảng 20 hệ thống phòng không S-400 Triumf, và số lượng này đủ để đẩy lùi một nửa các cuộc tấn công của Mỹ.
Trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công quy mô lớn, Washington khó có thể sử dụng hơn 50% kho vũ khí hạt nhân, các hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga sẽ đủ để hạ gục tất cả chúng.
Nhưng trái với tuyên bố của giới truyền thông rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga luôn sẵn sàng đẩy lùi mọi cuộc tấn công hạt nhân, quan chức quân sự của họ lại vừa tiết lộ sự thật gây sốc.
Thiếu tướng Sergei Grabchuk, chỉ huy Sư đoàn số 1 của lực lượng phòng không Nga bất ngờ tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Zvezda rằng trong thực tế, Nga phải mất vài chục phút để đẩy lùi một cuộc tấn công tên lửa.
"Sau khi phát hiện chuyến bay của một tên lửa đạn đạo được hình thành, bao gồm các đầu đạn thật được bao phủ bởi hàng tá mục tiêu giả. Mỗi mục tiêu đạn đạo phức tạp như vậy di chuyển về phía vật thể được bảo vệ với tốc độ lên tới 7 km/s".
"Thực tế vụ phóng tên lửa được ghi lại bởi hệ thống cảnh báo tấn công của chúng tôi, việc theo dõi thêm một mục tiêu đạn đạo phức tạp được thực hiện bởi các trạm radar, là cơ quan thứ hai của hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa nằm dọc biên giới nước ta".
"Nếu đối tượng tấn công Moskva, radar cảnh báo tên lửa sẽ hình thành các chỉ định mục tiêu cho hệ thống phòng thủ để bắt đầu chu kỳ chiến đấu. Thời gian khởi động của hệ thống phòng thủ tên lửa lên tới vài chục phút".
"Quá trình phát hiện mục tiêu được thực hiện ở phạm vi vài nghìn km. Đồng thời nhiệm vụ phân biệt đầu đạn với mục tiêu giả, làm rõ quỹ đạo của chúng sẽ được giải quyết liên tục".
"Vào thời điểm ước tính, tên lửa đánh chặn sẽ được phóng và dẫn tới điểm gặp gỡ, nơi đầu đạn tấn công của đối phương sẽ bị phá hủy", Thiếu tướng Grabchuk nói.
Hiện chưa rõ tại sao hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga cần nhiều thời gian khởi động đến vậy, nhưng nên lưu ý rằng theo ước tính, tên lửa đạo đạo Mỹ chỉ cần 10 - 12 phút để bay tới Nga.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu Mỹ tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn, hệ thống phòng thủ tên lửa Nga sẽ chẳng thể phản ứng kịp.
Đây được xem là một trong những lý do giải thích tại sao giới chức quân sự Mỹ lại cho rằng mạng lưới phòng không Nga nhiều lỗ hổng "như pho mát Thụy Sĩ", chẳng hề "thần diệu" như báo chí nước này tự hào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo