Quốc tế

EW tối tân Nga xuất hiện sát biên giới Afghanistan

Nga cùng nhóm Lực lượng phản ứng nhanh tập thể (CRRF) của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) đã hoàn thành cuộc tập trận lớn sát biên giới Afghanistan.

Trực thăng 'Thợ săn đêm' Nga nhận vũ khí đủ sức tiêu diệt cả... tiêm kích tàng hình Mỹ / Vũ khí độc đáo giúp Su-57 'xé đôi' tàu chiến địch

Cuộc tập trận 'Tương tác 2021' được tổ chức tại thao trường Kharb-Maidon từ ngày 18-23/10 với sự tham gia của các lực lượng Nga, Tajikistan, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và một nhóm tác chiến Armenia.

Theo kịch bản của cuộc tập trận là phát hiện và tiêu diệt một đoàn xe của lực lượng vũ trang bất hợp pháp vượt biên giới với Afghanistan, tiến sâu vào miền Nam Tajikistan.

Để ngăn kẻ địch, các nhóm đặc nhiệm của lực lượng vũ trang Nga và Tajikistan được đổ bộ bằng trực thăng Mi-8 xuống một cánh của phòng tuyến, yểm trợ cho đội CRRF. Trong khi đó, cường kích Su-25 của Nga không kích bằng tên lửa vào kẻ thù.

EW toi tan Nga xuat hien sat bien gioi Afghanistan
Trực thăng Nga trong một cuộc tập trận.

Cùng với đó, nhóm đại đội chiến thuật thuộc căn cứ quân sự 201 của Nga tại Tajikistan và một đại bộ binh cơ giới Tajikistan giao chiến với kẻ thù. Pháo binh Nga và Tajikistan sử dụng phương pháp 'bánh kẹp' tiêu diệt các tay súng đối thủ trên xe quân sự.

Nhiệm vụ tiêu diệt xe bọc thép có khả năng di động cao của quân khủng bố, các binh sĩ sử dụng tên lửa chống tăng dẫn đường. Cuộc tấn công UAV của kẻ thù bị chặn đứng bởi đơn vị tên lửa phòng không vác vai Verba, trung đội pháo phòng không ZU-23 của căn cứ 201, cùng các tổ hợp phòng không của lực lượng vũ trang Tajikistan.

Trong quá trình tác chiến thực tế có sử dụng hỏa lực mạnh của pháo nhiệt áp. Cuộc diễn tập cũng lần đầu tiên sử dụng các khí tài mới như máy bay không người lái UAV Oplan-10, Eleron-3, hệ thống tác chiến điện tử hiện đại Borisoglebsk-2 của Nga.

Các đơn vị tấn công đường không chiến thuật của lực lượng vũ trang Belarus và Kazakhstan thực hiện khoa mục đổ bộ bằng trực thăng chiến đấu-vận tải Mi-8, dưới sự yểm trợ của trực thăng tấn công Mi-24.

Phi đội Mi-24 của Nga hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị tấn công bằng chiến thuật "vòng quay trực thăng", vốn đã được sử dụng thành công ở Syria. Ngoài ra, đơn vị đặc nhiệm Alpha cùng một đội cảnh sát đặc nhiệm Tajikistan ngăn chặn và giải phóng các điểm dân cư bị nhóm vũ trang chiếm đóng.

 

Bộ Quốc phòng Nga và Tajikistan cho biết các cuộc tập trận của CSTO được thực hiện với hơn 5.000 binh sĩ, quá nửa trong số này là binh sĩ Nga. Cuộc tập trận kéo dài 6 ngày diễn ra sau một loạt cuộc tập trận quy mô nhỏ hơn ở vùng lân cận biên giới Afghanistan với Nga và các nước Trung Á hồi tháng 8 và 9 vừa qua.

Nga quan ngại về khả năng các tay súng Hồi giáo cực đoan xâm nhập các nước Trung Á. Moskva có một căn cứ quân sự ở Tajiskistan và nhiều lần cam kết sẽ hỗ trợ Dushanbe trong bất kỳ trường hợp xâm nhập biên giới nào.

Không giống như các nước láng giềng phía Bắc khác của Afghanistan - những nước thực tế thừa nhận sự lãnh đạo của Taliban và bắt đầu xây dựng quan hệ làm việc với chính quyền mới ở Kabul, Tajikistan vẫn từ chối công nhận tổ chức này và có thông tin về việc gia tăng quân số trên cả 2 phía biên giới.

Sức mạnh của Borisoglebsk-2

Borisoglebsk-2 có thể gây nhiễu và vô hiệu hóa khả năng tiến hành các chiến dịch đặc biệt, chế áp hoặc cắt đứt hoàn toàn hệ thống thông tin liên lạc của đối thủ.

 

Ngoài chức năng gây nhiễu hiệu quả, chức năng bảo vệ cực mạnh của Borisoglebsk-2 khiến giới chuyên gia quân sự Mỹ và phương Tây đặt cho nó biệt danh "ô điện tử".

Để thực hiện chức năng này, Borisoglebsk-2 sẽ tiến hành các hoạt động ngăn chặn, vô hiệu hóa tín hiệu định vị vệ tinh đối thủ dùng để dẫn đường cho tên lửa hành trình, bom thông minh và nhiều loại vũ khí khác.

Nhờ đó, Borisoglebsk-2 có thể tạo ra một khu vực an toàn, hay nói cách khác là một chiếc ô bảo vệ, với bán kính lên đến 150 km cho các đơn vị tác chiến phòng không của Nga hoạt động, bất chấp các biện pháp chế áp điện tử của đối phương.

Tổ hợp Borisoglebsk-2 gồm một trạm kiểm soát tự động R-330KMV thực hiện nhiệm vụ giám sát và điều phối hoạt động của nhiều thiết bị bảo vệ và gây nhiễu khác nhau như R-378BMV, R-330BMV, R-934BMV, R-325UMV, được lắp đặt trên 9 xe thiết giáp cơ động.

Giới chuyên gia quân sự phương Tây đánh giá Borisoglebsk-2 là một trong những hệ thống tác chiến điện tử hiện đại và phức tạp nhất thế giới hiện nay.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm