Quốc tế

Vũ khí laser Mỹ "bắn hạ" tên lửa không cần phóng đạn đánh chặn

Với hệ thống vũ khí laser công suất lên tới 300 kilowatt, quân đội Mỹ có thể đánh chặn tên lửa mà không cần phóng đạn đánh chặn.

Hạm đội Mỹ 'phục thù' bất thành trước HSMS Gotland / Lý do A-10 lì đòn hơn chiến đấu cơ mới của Mỹ

Hôm 25/10, Văn phòng Công nghệ Quan trọng và Năng lực Nhanh của Quân đội Mỹ đã trao cho Boeing một hợp đồng phát triển vũ khí laser năng lượng cao 300 kilowatt.

Theo điều khoản ký kết, Boeing sẽ phải phát triển hệ thống vũ khí laser năng lượng cao ở trạng thái rắn với công suất 300kW được thiết kế để bắn hạ các mối đe dọa từ trên không.

Nguyên mẫu cung cấp theo hợp đồng được thiết kế nhỏ gọn nhưng có công suất cao sẽ có năng lượng lớn nhất từ trước đến nay trong các loại vũ khí laser từng được biết đến tại Mỹ trước đây.

Vu khi laser My danh chan moi ten lua
Hệ thống vũ khí laser trên tàu USS Portland.

Cindy Gruensfelder, phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc bộ phận Hệ thống tên lửa và vũ khí của Boeing cho biết: "Chúng tôi rất vui được cung cấp loại vũ khí quan trọng này cho Quân đội. Việc thực hiện chương trình sẽ dựa vào những kinh nghiệm sẵn có cùng những nghiên cứu mới đạt được để hoàn thành một cách nhanh nhất".

Lục quân Mỹ tin rằng, một khi hoàn thành phát triển và đưa vào trang bị, hệ thống vũ khí laser này có thể giúp đối phó với hầu hết mục tiêu đường không như máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình... mà không cần phóng tên lửa đánh chặn.

Được biết, những chương trình vũ khí laser của quân đội Mỹ được chú ý từ năm 2010, khi công ty Kratos phát triển tổ hợp vũ khí laser tác chiến (LaWS) theo đặt hàng của Lầu Năm Góc.

LaWS có khả năng tạo ra các chùm tia laser thể rắn có công suất tới 30kW, đủ khả năng vô hiệu hóa các thiết bị quan sát quang-điện tử hay các phương tiện bay của đối phương thông qua việc đốt nóng và phá vỡ cấu trúc của mục tiêu.

Điểm đáng chú ý là chi phí cho mỗi phát bắn của LaWS rất rẻ, tương đương 0,3 USD/phát bắn. Các bài thử nghiệm năm 2012, nguyên mẫu AN/SEQ-3 LaWS đã chứng minh được khả năng chiến đấu trong các điều kiện thí nghiệm.

 

Tới năm 2014, một nguyên mẫu LaWS được lắp lên tàu chiến USS Ponce và nhiều lần được thử nghiệm tấn công các mục tiêu trên biển. Đến năm 2017, nguyên mẫu LaWS được chuyển sang thử nghiệm trên tàu hỗ trợ đổ bộ USS Portland.

Kết quả của quá trình thử nghiệm không được công bố rộng rãi, nhưng Hải quân Mỹ đã quyết định mua thêm 2 tổ hợp LaWS để mở rộng quy trình thử nghiệm trên bộ và trên hạm.

Một trong ưu tiên đối với các biến thể mới của LaWS là tăng công suất chùm laser phát ra. Trong một bài thử nghiệm trên USS Portland, phiên bản LaWS cải tiến đã tạo ra chùm laser công suất tới 150kW (lớn gấp 5 lần thiết kế ban đầu).

Một trong những điểm nhấn về thành công của chương trình LaWS chính là vụ thử nghiệm diễn ra ngày 15/6/2020, LaWS trên USS Portland đã thiêu cháy một thiết bị bay không người lái giả lập mục tiêu với chỉ 1 phát bắn.

Nhưng kể từ đó đến nay, chương trình vũ khí laser AN/SEQ-3 LaWS và trên USS Portland không hề được Hải quân Mỹ nhắc làm xuất hiện thông tin về việc chúng không hoàn hảo như Mỹ từng nhiều lần công bố.

 

Chính vì vậy, ngay khi Lục quân Mỹ công bố bắt đầu phát triển vũ khí laser có công suất 300kW, câu hỏi được đặt ra liệu chúng có bị rơi vào quên lãng như những chương trình trên hay không? Cần phải có thêm thời gian để có câu trả lời chính xác.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm