F-16, Apache có nguy cơ bị bắn hạ ở Morocco
Khám phá dàn vũ khí 'khủng' được trang bị trên bộ ba máy bay ném bom chiến lược Nga / Armenia thất bại vì từ chối mua vũ khí Nga?
Mới đây, Quân đội Morcco đã phát động một chiến dịch quân sự nhằm mở thông tuyến đường tới Mauritania ở khu vực phía Tây Sahara. Lý do phát động cuộc tấn công được Morcco đưa ra là rất cần thiết để chấm dứt những "hành động khiêu khích" của Mặt trận Polisario.
Polisario được coi là nằm ngoài vòng pháp luật tại phần lãnh thổ phía Tây Sahara do Morocco kiểm soát nhưng lực lượng này lại được Liên hợp quốc công nhận là đại diện hợp pháp của người dân Sahrawi.
Theo các nhà quan sát, đây sẽ là cuộc chiến rất khốc liệt bởi tính chất của cuộc chiến và sự đối đầu giữa những vũ khí mạnh từ 2 phía.
Tiêm kích F-16 của Morocco. |
Theo con số thống kế, trang hiện nay của Quân đội Morcco gồm có: xe tăng T-72, M1A1SA của Mỹ, xe tăng VT-1, pháo tự hành M109 cỡ 155mm, tiêm kích F-16 của Mỹ, các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Tunguska của Nga và trực thăng tấn công AH-64 Apache.
Trong khi đó, Quân đội giải phóng nhân dân Sahrawi chỉ có trong trang bị những vũ khí như xe tăng T-55, T-62, một số xe thiết giáp chở quân BTR-60 và xe chiến đấu bộ binh BMP-2, xe thiết giáp trinh sát BRDM-2, pháo phản lực BM-21 Grad.
Lực lượng Sahrawi còn có những hệ thống phòng không SA-6, SA-8, SA-9 và tên lửa vác vai. Dù không phải là vũ khí thế hệ mới nhưng giới chuyên gia cho rằng, chỉ với hệ thống SA-6, những máy bay của Morcco đang phải đối mặt với nguy cơ bị bắn hạ bởi vũ khí này từng làm nên tên tuổi trong nhiều cuộc chiến.
Chiến tranh Yom Kippur 1973
Là cuộc chiến giữa khối Arab và Israel diễn ra vào ngày Yom Kippur, ngày lễ linh thiêng nhất của của người Do Thái, dẫn đầu bởi Ai Cập và Syria nhằm giành lại những vùng đất đã bị Israel chiếm đóng trước đó. Trong cuộc chiến này, lực lượng không quân hùng hậu của Israel đã bị bất ngờ và đo ván bởi sự xuất hiện của hệ thống SA-6.
Các máy thu cảnh báo radar trên các máy bay chiến đấu Israel thời đó như A-4 Skyhawk, F-4 Phantom đều không hề nhận biết việc bị chiếu xạ bởi radar dẫn đường cho tên lửa đối không. SA-6 đã chứng minh là một hệ thống tên lửa đối không cực kỳ hiệu quả, trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh Yom Kippur với chiến tích bắn hạ 64 máy bay Israel bằng 95 tên lửa SA-6.
Tỷ lệ tiêu diệt là 1,4 tên lửa/1 máy bay - một con số ấn tượng với bất kỳ hệ thống tên lửa đối không nào. Kể từ cuộc chiến này, SA-6 đã được đặt cho biệt danh là "Ba ngón tay Thần chết" với "ba ngón tay" là ba quả đạn tên lửa trực chiến của hệ thống.
Tranh chấp biên giới giữa Libya và Chad
Hệ thống tên lửa đối không SA-6 đã được triển khai tại Lybia vào tháng 1/1987, tháng 3/1987 phiến quân Chad đã tấn công chiếm đóng căn cứ không quân Ouadi Doum, toàn bộ trang thiết bị của căn cứ không quân này đã bị phiến quân Chad chiếm giữ trong đó có một số hệ thống tên lửa đối không SA-6.
Tháng 8/1987, Không quân Lybia đã điều động 2 máy bay Tu-22B tấn công vào căn cứ Aouzou, tuy nhiên, phiến quân Chad đã sử dụng chính hệ thống tên lửa SA-6 để phục kích các máy bay này, kết quả 1 chiếc Tu-22B của Libya đã bị bắn hạ bởi SA-6.
Chiến tranh Iraq năm 1991
Trong thời gian diễn ra chiến tranh Iraq lần thứ nhất, lực lượng phòng không Iraq đã sử dụng hệ thống tên lửa đối không SA-6 bắn rơi một chiếc F-16 mang số hiệu 87-228.
Đây là lần đầu tiên một chiếc tiêm kích của Mỹ bị bắn rơi trong chiến đấu kể từ sau chiến tranh Việt Nam. Trước đó vài ngày một chiếc B-52G của Không quân Mỹ được cho là đã bị hư hỏng nặng bởi một tên lửa SA-6.
Chiến tranh Bosnia và Kosovo
Trong chiến tranh Bosnia, lực lượng quân đội Serbia đã sử dụng một biến thể nâng cấp của SA-6 và đã thành công trong việc bắn rơi một chiếc F-16C của Không quân Hoa Kỳ vào năm 1995.
Ngày 28/5/1995, một tên lửa SA-6 đã bắn hạ một chiếc Mi-17 của Bosnia, làm Bộ trưởng Ngoại giao Irfan Ljubijankic và một số chính trị gia khác thiệt mạng. Gần đây Nga đã giới thiệu các gói nâng cấp dành cho hệ thống này.
Các gói nâng cấp giúp SA-6 đạt sức mạnh ngang ngửa với hệ thống tên lửa đối không SA-11. Dù đã bị các nước phương Tây cho là lạc hậu, nhưng với một chiến thuật khéo léo, hệ thống tên lửa đối không vẫn không hề mất đi biệt danh "Ba ngón tay Thần chết".
Chính vì vậy, SA-6 vẫn là nguy cơ lớn với AH-64 Apache và F-16 của Quân đội Morocco khi đối đầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo