Quốc tế

F-16 Thổ Nhĩ Kỳ không phải đối thủ của Rafale Hy Lạp

Theo The Aviationist, với việc sở hữu tiêm kích Rafale, Không quân Hy Lạp là thế lực khó chịu với Không quân Thổ Nhĩ Kỳ với F-16 tại Đông Địa Trung Hải.

Các quốc gia Arab chiếm một phần ba thị phần vũ khí thế giới / Trung Quốc vượt Nga trên thị trường vũ khí quốc tế

Không quân Hy Lạp và Tập đoàn Dassault của Pháp đã chính thức ký hợp đồng thương vụ 18 chiến đấu cơ thế hệ 4++ Rafale. Đây được xem là một động thái mới nhất Hy Lạp dành cho Thổ Nhĩ Kỳ tại không phận phía Đông Địa Trung Hải.

Theo thỏa thuận trị giá khoảng 2,3 tỷ euro mới được ký kết, Pháp sẽ cung cấp cho Hy Lạp 18 chiếc Rafale, gồm 6 máy bay mới và 12 máy bay đã qua sử dụng. Công tác bàn giao bắt đầu từ tháng 7/2021 và sẽ kéo dài trong vòng hai năm.

F-16 Tho khong phai doi thu cua Rafale Hy Lap
Tiêm kích Rafale.

Từ trước đến nay, Pháp thường xuyên đứng về phía Hy Lạp trong những tranh chấp về biên giới giữa nước này và Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực biển Aegean. Căng thẳng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đang lên cao sau vụ Ankara điều tàu thăm dò được hộ tống bằng các tàu quân sự đến khu vực Đông Địa Trung Hải.

Chuyên gia của Aviationist cho rằng, nếu xảy ra một cuộc đối đầu giữa Rafale Hy Lạp và F-16 tiêm kích chủ lực của Thổ Nhĩ Kỳ, cơ hội chiến thắng dành cho máy bay do Mỹ sản xuất là gần như không có.

Để chứng minh nhận định của mình, Aviationist đã đưa ra những chỉ số để so sánh. Đầu tiên, Rafale có tín hiệu radar nhỏ hơn nhiều so với F-16, cũng như có các tính năng bay tốt hơn. Nhờ có cánh ngang phía trước ở sát cánh, Rafale có thể vào góc tấn lớn nhanh hơn cũng như liệng nhanh hơn.

Thế mạnh tiếp theo là tốc độ leo cao của Rafale là 305 m/s, cho thấy các tham số gia tốc cực cao, tải lên cánh chỉ là 275 kg/m2, tạo ra lực nâng đáng kể ở góc tấn lớn và cho phép Rafale thực hiện chớp nhoáng vòng ngoặt về bất cứ hướng nào.

Trong khi đó, tốc độ leo cao của F-16 chỉ là 250 m/s, tức là kém hầu hết các tiêm kích Su-30 và Su-35 của Nga. Cùng với sự khác biệt Rafale tạo nên trong sự cơ động và linh hoạt là những tính năng đỉnh cao khác của tiêm kích Pháp.

 

Cụ thể, có khả năng tấn công đồng thời hệ thống phòng không, mục tiêu trên mặt đất và làm nhiệm vụ do thám. Để hoàn thành được những nhiệm vụ này, Rafale có thể mang tới 9,5 tấn (F-16 mang được 6 tấn) vũ khí gồm: tên lửa không đối không, không đối đất, chống radar, không đối hạm, bom hàng không có điều khiển.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ Pháp có bán vũ khí kèm theo máy bay cho Hy Lạp hay không. Ngoài hệ thống vũ khí cực khủng, Rafale được trang bị các hệ thống điện tử hàng không hiện đại nhất thế giới hiện nay.

Nhà sản xuất tuyên bố hệ thống chiến tranh điện tử Spectra sẽ giúp Rafale hoạt động an toàn dưới hỏa lực phòng không đối phương. Với thiết kế khí động học khá ưu việt và được sự hỗ trợ của cánh mũi, Rafale có thể thực hiện những pha quay ngoặt đột ngột trong không gian chật hẹp.

Khả năng linh hoạt, đối kháng điện tử mạnh cùng với kho vũ khí hủy diệt được trang bị, rõ ràng tiêm kích đa năng Rafale thực sự là đối thủ đáng sợ cho bất kỳ tiêm kích nào khi phải đối đầu với nó dù đó là F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm