Quốc tế

F-22 phô diễn tuyệt kỹ trên không

Không quân Mỹ vừa công bố đoạn video ghi lại những động tác bay ít biết của tiêm kích hình thế hệ 5 F-22.

Ấn Độ đưa vào biên chế tên lửa ngoài tầm nhìn nội địa / Israel từ chối cung cấp mã nguồn của Iron Dome cho Mỹ

Trong video được công bố, F-22 đã khiến nhiều người kinh ngạc bởi khả năng cơ động hiếm thấy của dòng chiến đấu cơ tàng hình này khi nó có thể bay kiểu thẳng đứng và đột ngột lộn ngược lao xuống rồi chuyển hướng bay ngang.

Theo Aviationist, thực hiện bài bay này giúp phi công luyện đòn tránh được tên lửa đối không từ chiến đấu cơ đối phương và có thể dễ dàng chuyển từ kẻ bị săn đuổi thành máy bay tấn công đối phương.

Tiêm kích F-22phô bài bay đặc biệt.

Tiêm kích F-22phô bài bay đặc biệt.

Hầu hết phi đội tiêm kích tàng hình F-22 của Không quân Mỹ hiện đang có vấn đề với hệ thống động cơ khiến chúng mất đi khả năng cạnh tranh trực tiếp với chiến đấu cơ thế hệ 5 Su-57 của Không quân Nga.Nhận định về đoạn video, phi công thử nghiệm ưu tú, anh hùng lực lượng vũ trang Nga Magomed Tolboev cho rằng, bài bay của F-22 thực sự ấn tượng và đây là điều rất hiếm thấy của dòng máy bay thế hệ 5 này. Nhưng sự cơ động và linh hoạt của máy bay Mỹ vẫn chưa đủ mạnh để có thể cạnh tranh với Su-57 Nga.

Điểm yếu đầu tiên của cặp động cơ trên F-22 là chúng chỉ có thể chuyển động 2 chiều, trong khi đó cặp động cơ trên Su-57 đã cho thấy khả năng cơ động tuyệt với của mình khi nó có thể chuyển động đa chiều.

Cùng với việc thiếu đi sự linh hoạt khi so với Su-57, lực đẩy của chiến đấu cơ Mỹ cũng bị đánh giá thấp hơn.

Theo chuyên gia Nga, Su-57 - một trong những phát triển tiên tiến nhất của ngành hàng không Nga và thế giới có khả năng đạt tới tốc độ siêu thanh mà không cần chuyển sang chế độ đốt hậu.

 

"Chưa bao giờ, chưa có bất kỳ chiếc máy bay nào đạt tới tốc độ bay hành trình siêu âm (1600 km/h) mà không cần chuyển sang hoạt động ở chế độ đốt hậu.

Chế độ đốt hậu đi kèm tình trạng hao tốn nhiên liệu khổng lồ, trong khi Su-57 có thể đạt tới tốc độ bay hành trình siêu âm ở định mức. Chưa một quốc gia hay công ty nào trên thế giới đạt được điều đó dù là Pháp, Anh, Roll-Royce hay Pratt & Whitney - không một ai!", phi công Magomed Tolboev nói.

Muốn đạt được vận tốc siêu âm, hầu hết các chiến đấu cơ hiện nay của Mỹ - kể cả F-22 và F-35 đều phải dùng đến tính năng đốt sau của động cơ. Khi sử dụng tính năng này, máy bay này sẽ phun một lượng lớn nhiên liệu và oxy vào buồng đốt sau, làm tăng nhiệt độ dòng khí xả ra khiến lực đẩy động cơ và tốc độ dòng khí xả từ họng xả tăng cao.

Tính năng được thiết kế nhằm mang lại lực đẩy bổ sung khi máy bay cất cánh, đạt tốc độ siêu âm và tăng tính cơ động đột ngột của máy bay khi chiến đấu. Để thực hiện tính năng này, hình dạng họng xả có thể mở rộng ra để đáp ứng dòng khí cực lớn thổi ra ngoài khi tính năng đốt sau được kích hoạt.

Do sử dụng tính năng này sẽ khiến máy bay tốn rất nhiều nhiên liệu, các phi công thường chỉ dùng nó một vài phút trong hành trình bay. Trên dòng tiêm kích tàng hình Su-57, người Nga đã thiết kế cho máy bay này có thể đạt tốc độ siêu âm mà không cần dùng đến tính năng đốt sau của động cơ.

 

Yếu tố này cộng với khả năng tàng hình cao đã tạo nên sự độc đáo có 1 không 2 của dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 do Nga sản xuất.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm