Quốc tế

Hệ thống gây nhiễu vệ tinh Mỹ có khiến đối thủ sợ?

Theo The Drive, Lực lượng Không gian Mỹ đã chính thức được trang bị hệ thống vũ khí gây nhiễu cực mạnh có thể làm tê liệt đối phương.

Top 10 con phố đắt đỏ nhất hành tinh / Tại sao Nga đem "rồng biển" K-300P lên trấn giữ Bắc Cực?

Hệ thống gây nhiễu liên lạc Block 10.2 (CCS) chính thức có năng lực hoạt động và được vận hành hôm 9/3, đây là sản phẩm của Tập đoàn L3Harris Technologies.

Trung tá Steve Brogan, thành viên Ban Giám đốc Chương trình Không gian và Hệ thống Tên lửa cho biết hồi tháng 1/2020: "CCS là hệ thống tấn công duy nhất trong kho vũ khí của Lực lượng Không gian Mỹ".

Hệ thống CCS.

Hệ thống CCS.

Thiếu tá Seth Horner, Giám đốc chương trình CCS B10.2 nói: "CCS đã có những nâng cấp gia tăng từ đầu những năm 2000, được tích hợp các kỹ thuật mới, băng tần, làm mới công nghệ và những chỉnh sửa rút ra từ các lần nâng cấp trước đó".Mỹ chính thức giới thiệu CCS vào năm 2004 và đưa ra bản nâng cấp Block 10.1 vào năm 2014. Năm 2019, tập đoàn Harris cũng đã nhận được hợp đồng trị giá 72 triệu USD để phát triển phiên bản mới, biến thể Block 10.3. Tính đến tháng 9/2019, Không quân được báo cáo đã có ít nhất bảy gói CCS hoàn chỉnh và sẽ sớm được đưa vào vận hành.

Nâng cấp cụ thể này bao gồm các khả năng phần mềm mới để chống lại các mục tiêu và mối đe dọa đối thủ mới, vị thiếu tá này cho biết thêm.

Cơ chế hoạch động và sức mạnh cụ thể của hệ thống CCS vẫn được Mỹ bảo mật rất cao nhưng theo một số ít thông tin Drive có được cho biết, đây là hệ thống có thể làm gián đoạn việc truyền tín hiệu từ vệ tinh liên lạc của đối phương.

Điều này có thể mang lại cho lực lượng Mỹ những lợi thế quý giá trên chiến trường bằng cách phá vỡ khả năng liên lạc và chia sẻ thông tin bằng các hệ thống dựa trên vệ tinh của các đơn vị quân địch.

 

Lực lượng Không gian thuộc Bộ Tư lệnh lực lượng vũ trụ Mỹ được Tổng thống Trump ký sắc lệnh thành lập ngày 18/12/2018. Theo Drive, với trang bị hiện có hiện, Nga đang cho thấy thất thế trước Mỹ trong cuộc chiến không gian.

Bởi hiện tại số lượng các vật thể quân sự trong không gian của Mỹ nhiều hơn Nga đáng kể. Nhóm vật thể này trong không gian của Mỹ có khoảng 500 vệ tinh. Mỗi năm nước Mỹ phóng thêm gần 30 vệ tinh.

Đối với Nga, theo Phó chỉ huy của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga, Trung tướng Oleg Gromov, năm 2006 Nga có 58 vệ tinh hoạt động, 40 trong số đó hoạt động cho mục đích quân sự và 18 hoạt động với hai mục đích.

Đến năm 2015, theo ước tính Nga có khoảng 120-160 vệ tinh. Trong số này không có thông tin về việc có bao nhiêu vệ tinh đã loại ngừng hoạt động và cũng không biết có bao nhiêu vệ tinh sử dụng với mục đích quân sự hay dân sự.

Hiện nay cả hai cường quốc này đều tuyên bố ổn định số lượng các vệ tinh trên quỹ đạo. Bây giờ không quốc gia nào theo đuổi để gia tăng số lượng chúng, chỉ đơn giản là cố gắng để đưa các thiết bị mới lên thay thế cho thiết bị sắp hết hạn.

 

Theo một số nguồn tin, để theo dõi các hành động của đối phương, quân đội Nga sử dụng vệ tinh trinh sát quang ảnh Bars-M, chúng được dùng để chụp ảnh có độ phân giải cao của bề mặt Trái đất. Trên quỹ đạo hiện có 2 loại vệ tinh này, theo kế hoạch sẽ có tổng cộng 6 hệ thống vệ tinh này trên quỹ đạo.

Theo các chuyên gia, Bars-M là thiết bị quang học rất nhạy cảm. Trên vệ tinh này có một cặp kính viễn vọng, bộ phát laser, thiết bị hiệu chuẩn, máy đo khoảng cách bằng laser, gương phản xạ và cảm biến định hướng của vệ tinh.

Trong khi đó Mỹ đang sở hữu loại tàu vũ trụ Boeing X-37. Đây là máy bay thử nghiệm bay trong quỹ đạo, chúng được thiết kế để thử nghiệm công nghệ tương lai. Chúng được cho là có thể bay ở độ cao từ 200 đến 750 km, có khả năng thay đổi quỹ đạo nhanh chóng và cơ động cao.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, loại máy bay này là cơ sở để phát triển công nghệ đánh chặn không gian trong tương lai, cho phép kiểm tra vật thể không gian của quốc gia khác và nếu cần thiết có thể loại bỏ chúng.

Với mục đích này, máy bay phù hợp với nội dung văn kiện "Chính sách không gian quốc gia Mỹ". Trong trường hợp có cuộc xung đột toàn cầu, cả hai quốc gia sẽ nhanh chóng làm giảm bớt các nhóm vệ tinh, lấy đi "đôi mắt, đôi tai" của đối phương. Sau đó tất cả các phương tiện còn lại cơ bản đều tốt giống nhau.

 

Mới đây nhất Nga tuyên bố hệ thống phòng không S-500 của họ có khả năng tiêu diệt các vệ tinh tầm thấp và vũ khí không gian được phóng từ máy bay siêu thanh và các cuộc tấn công của UAV siêu thanh.

Nhiều khả năng, trong trường hợp có chiến tranh toàn cầu, cả hai bên sẽ cố gắng tiêu diệt càng nhiều số lượng các vệ tinh của đối thủ càng tốt, nhờ sự giúp đỡ từ các hệ thống tên lửa có trang bị đầu đạn hạt nhân được phóng trên mặt đất.

Nếu xét về điểm này Nga dường như lợi thế trước Mỹ. Sau đó sẽ nhanh chóng triển khai vệ tinh mới để đảm bảo thông tin liên lạc. Tuy nhiên người ta hy vọng rằng, điều này sẽ không xảy ra bởi chỉ với hệ thống CCS, Mỹ đã có thể làm tê liệt đối thủ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm