F-35 lần đầu phô diễn màn "Voi đi bộ" tại Alaska
Nga sắp tích hợp vũ khí siêu thanh lên "bóng ma bầu trời" Su-57 / Boeing vượt Nga trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ
Tổng cộng đã có 18 chiếc tiêm kích tàng hình F-35A, 12 tiêm kích F-16 cùng hai máy bay tiếp liệu KC-135 hôm 18/12 tham gia diễn tập Elephant Walk (Voi đi bộ) này.
Theo Đại tá David Skalicky, chỉ huy Không đoàn tác chiến 354, cuộc diễn tập nhằm kiểm tra khả năng nhanh chóng sẵn sàng chiến đấu và thể hiện sức mạnh trên không của không đoàn tiêm kích 354 và không đoàn 168.
Màn phô diễn lực lượng của Không quân Mỹ tại Alaska. |
Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh không quân Mỹ xây dựng lại chiến lược theo hướng "cạnh tranh giữa các siêu cường" với đối thủ tiềm năng như Nga và Trung Quốc.
Các cuộc diễn tập phô diễn uy lực được tổ chức ở những nơi gần đối thủ tiềm năng và các điểm nóng xung đột, bao gồm căn cứ Eielson, nằm cách vòng Bắc Cực 177 km về phía nam.
Vị chỉ huy Mỹ cho biết thêm, diễn tập "Voi đi bộ" không chỉ rèn luyện khả năng phản ứng nhanh mà còn thể hiện sức mạnh không quân Mỹ tại khu vực Bắc Cực.
Các phi công được yêu cầu nhanh chóng điều khiển máy bay dàn đội hình trên đường băng ở khoảng cách an toàn tối thiểu, sau đó sẵn sàng cất cánh liên tục.
Đồng thời với mục đích phô trương sức mạnh quân sự, "Voi đi bộ" cũng giúp chỉ huy đánh giá khả năng triển khai lực lượng tối đa trong thời gian ngắn, mô phỏng tình trạng số lần xuất kích tăng đột biến trong các chiến dịch quân sự.
Điều đặc biệt là ngay trước khi diễn ra màn "Voi đi bộ" của F-35 này, Không quân Nga đã triển khai phi đội tiêm kích đánh chặn MiG-31BM tới căn cứ ở Anadyr, vùng Chukotka đối diện với bang Alaska của Mỹ.
"Để tăng cường khả năng chiến đấu cho các đơn vị không quân tại Bắc Cực, các phi đội tiêm kích đánh chặn tầm cao MiG-31 của Hạm đội Thái Bình Dương đã được điều động đến Anadyr, vùng Chukotka", Hạm đội Thái Bình Dương Nga cho biết.
Vùng Chukotka rất gần Alaska. Đây là khu vực có dân số ít thứ 2 của Nga với khoảng 50.500 người. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng tại đây vẫn chưa phát triển tốt. Nhiều cư dân vẫn sống bằng nghề săn bắt truyền thống và nuôi tuần lộc.
Nói về lý do sử dụng MiG-31BM chứ không phải tiêm kích thế hệ mới Su-35 cho đơn vị tại Chukotka, Không quân Nga cho biết:
"Do MiG-31BM có tốc độ không một chiến đấu cơ nào hiện nay sánh kịp cùng với thiết kế chuyên thực hiện nhiệm vụ đánh chặn, vì vậy chiến đấu cơ này sẽ hiệu quả hơn bất kỳ tiêm kích nào cho nhiệm vụ đối phó với mục tiêu đường không tại Chukotka - nơi hệ thống đánh chặn mặt đất chưa được triển khai đủ mạnh".
Mặc dù vậy, phía Nga không nói rõ những phi đội MiG-31BM được triển khai đến đây nhằm đối phó với những đối thủ nào. Nhưng theo giới quan sát, không khó để nhận ra F-35A tại Eielson chính là đối tượng MiG-31BM đề phòng.
Vậy trong kịch bản xảy ra một cuộc đối đầu trên không, MiG-31BM có giành được lợi trước máy bay mới nhất của Mỹ? Theo nguồn tin này, dù là dòng chiến đấu cơ được phát triển từ thời Liên xô nhưng MiG-31BM vẫn hội tụ đầy đủ những khả năng đủ để đánh bại bất kỳ chiến đấu cơ nào.
Với cặp động cơ turbofan đốt tăng lực lần 2 Soloviev D-30F6, MiG-31 có thể đạt tốc độ cực đại trên 3.000km/h (tốc độ gần gấp đôi của F-35) hoặc tốc độ hành trình 2.500km/h Mach 2,35 ở độ cao lớn, hoặc 1.500km/h ở độ cao thấp.
Ngoài MiG-31BM hiện chỉ có máy bay trinh sát siêu thanh SR-71 và U-2 của Mỹ mới có thể bay ở độ cao hơn 20.000m và tốc độ 2.500km/h (chỉ SR-71). Hiện tại đây là giới hạn của máy bay quân sự.
So sánh thông số này có thể thấy rằng, chỉ riêng tính năng bay, không một máy bay chiến đấu nào trên thế giới gồm cả F-22, F-35 là đạt được trần bay và tốc độ lớn như MiG-31BM. Chính vì vậy, Không quân Nga xem MiG-31BM là tiêm kích đánh chặn số 1 là hoàn toàn có lý.
Được biết, MiG-31BM là phiên bản hiện đại hóa sâu rộng của dòng MiG-31 được đưa vào thử nghiệm năm 2008 và bắt đầu nâng cấp quy mô từ năm 2011. So với MiG-31 nguyên bản, hiệu quả chiến đấu của MiG-31BM tăng gấp 2,6 lần.
Việc nâng cấp chủ yếu nằm ở radar và vũ khí, tuy vậy động cơ của nó cũng được cải tiến một phần. Bằng MiG-31BM người ta đã lập kỷ lục bay liên tục 7 tiếng 4 phút, tổng quãng đường bay lên tới 8.000km.
Phiên bản mới được trang bị radar Zaslon-M có tầm phát hiện mục tiêu trên không đến đạt gần 400km, có thể khăng theo dõi liên tục 24 mục tiêu và dẫn đường tên lửa hạ 8 mục tiêu cùng lúc.
Ngoài ra, radar mới cho phép MiG-31BM mang theo các loại tên lửa không đối đất thông minh, bom hàng không có điều khiển. Điều mà nguyên bản MiG-31 trước đây bị hạn chế chỉ mang tên lửa không đối không và bom không điều khiển.
Loạt nâng cấp còn cho phép MiG-31BM triển khai siêu tên lửa không đối không thế hệ mới R-37 có tầm bắn 400km, tốc độ tối đa Mach 6, rất phù hợp tiêu diệt máy bay ném bom, máy bay cảnh báo sớm và cả mục tiêu chiến lược bay tốc độ cao.
Đặc biệt, MiG-31 còn là dòng máy bay đầu tiên của Không quân Nga được trang bị tên lửa siêu thanh Kinzhal có tầm bắn 2.000km, tốc độ Mach 10-12.
Với loạt thế mạnh vượt trội của MiG-31, giới quân sự cho rằng dòng tiêm kích này chỉ có một khiếm khuyết duy nhất đó là không có khả năng tàng hình và đủ sức đánh bại ngay cả tiêm kích thế hệ 5.
Một số hình ảnh về màn phô diễn lực lượng của Không quân Mỹ tại Alaska:
End of content
Không có tin nào tiếp theo